Phóng viên Nhật Bản: Gián điệp thu thập tình báo tàu sân bay TQ

Lưu Bình |

Các phóng viên đã lẻn vào khu vực gần cơ sở chế tạo tàu sân bay TQ để có được những trải nghiệm, và thậm chí còn chụp được toàn cảnh tương tự như thân tàu.

Tạp chí SAPIO số ra vào tháng 10/2016 của Nhật Bản có bài viết, "Đảo Trường Hưng ở khu vực ngoại ô thành phố Thượng Hải, hạ du Trường Giang (sông Dương Tử), Hải quân Trung Quốc đang bí mật chế tạo tàu sân bay".

Bài báo mô tả các phóng viên đã lẻn vào khu vực gần cơ sở chế tạo để thăm quan, và có được những trải nghiệm chi tiết, và thậm chí còn chụp được toàn cảnh tương tự như thân tàu. Tuy nhiên, họ không thể xác định xem đó liệu có phải là một phần của tàu sân bay hay không".

Hình ảnh tàu sân bay mới của Trung Quốc được các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin đã khiến người Nhật Bản cũng có những sự hoài nghi các phóng viên: "Nếu nó là cơ mật, làm thế nào bạn có thể không bị bắt?"

"SAPIO" bị cáo buộc là tạp chí cánh hữu của Nhật Bản, trong quá khứ thường quan tâm đến các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc, nhưng nội dung chủ yếu là chỉ trích và coi thường.

Cụ thể, tháng 7 năm 2013, họ coi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh là một "con hổ giấy", năm 2014 lại tuyên bố thêm rằng một máy bay F22 của Mỹ đủ sức tiêu diệt khi đối đầu với hai mươi máy bay tiêm kích của Trung Quốc.

Bài báo nói rằng đến nông dân cũng biết nơi đây đang xây dựng tàu sân bay và các phóng viên tạp chí SAPIO cho biết đi taxi thẳng từ trung tâm Thượng Hải về phía đông nam mất tới hơn một giờ, thông qua một đường hầm ngầm dưới biển để lên đảo Trường Hưng.

Phóng viên Nhật Bản: Gián điệp thu thập tình báo tàu sân bay TQ - Ảnh 1.

Bức ảnh của phóng viên Nhật Bản chụp từ rất xa vật thể được cho là "tàu sân bay nội địa TQ".

"Mặc dù trên hòn đảo này có một con đường trải nhựa mới kéo dài từ Đông sang Tây, nhưng ở trên đường gần như không có dấu vết của các phương tiện giao thông, chỉ thỉnh thoảng mới thấy một vài người dân trên đảo đạp xe đạp và những người phụ nữ cưỡi một chiếc xe ba bánh với các sản phẩm nông nghiệp được chở đầy phía sau đi qua.".

Phóng viên tạp chí liền chú ý đến hàng chục chiếc xe cần cẩu lớn màu cam đang đỗ ven vệ đường chính. Ông hỏi người lái xe taxi, "Đó là nơi nào?" Người lái xe taxi trả lời: "Đó là Nhà máy đóng tàu Hải quân hiện tại đang tiến hành đóng tàu sân bay, mọi người ở nơi này không có ai là không biết."

Mặc dù các phóng viên muốn được tiếp cận càng gần với nhà máy đóng tàu càng tốt, nhưng vì đường quốc lộ không dẫn đến các nhà máy, họ chỉ có thể đứng nhìn từ phía xa.

Sau khi về đến Nhật Bản, phóng viên đem các bức ảnh chụp được phóng to lên và tìm thấy một cái bóng tương tự phần khung thân của tàu sân bay nằm ở phía bên phải của nhà máy và cần cẩu, nhưng không thể xác định được một cách chính xác liệu đó có phải là một phần của tàu sân bay hay không.

Mặc dù không thể vào nhà máy đóng tàu, nhưng trong quá trình các phóng viên đi bộ vòng quanh khu vực nhà máy đóng tàu, nhưng nhìn thấy hàng chục công nhân đang tiến hành hoạt động chôn lấp bên bờ sông.

Nông dân địa phương cho biết: "Người ta nói ở đây đang chuẩn bị ngừng đóng tàu sân bay, vài năm nữa sẽ xây dựng một cơ sở hải quân lớn ở đây".

Phía bên phải của đường cao tốc là xưởng đóng tàu Giang Nam trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc chuyển đến đảo Trường Hưng vào năm 2005. Xưởng đóng tàu của nhà máy dài 3,8 km, có 04 bến thuyền và 09 cầu tàu.

Phóng viên Nhật Bản: Gián điệp thu thập tình báo tàu sân bay TQ - Ảnh 2.

Tàu sân bay Liêu Ninh mang số hiệu 16 của Hải quân Trung Quốc.

Bản đồ không đánh dấu vị trí - khu vực này thuộc khu cơ mật quân sự

Bài báo nói rằng các phóng viên đến hiệu sách ở Thượng Hải để mua các bản đồ quận huyện cũng như khu hành chính mới nhất Sùng Minh thuộc đảo Trường Hưng, chúng tôi thấy rằng ở trên đó không có vị trí nhà máy đóng tàu được đánh dấu.

Một nhà máy đóng tàu lớn như vậy vậy mà trên bản đồ lại cố ý xuất hiện khu vực trống, rõ ràng xưởng đóng tàu này chính là một "bí mật quân sự." Thế nên nó sẽ không được đánh dấu trên bản đồ phổ thông.

Trong một diễn biến khác, các quan chức Trung Quốc không giống như các phương tiện truyền thông Nhật Bản mô tả là cố tình giấu diếm của tàu sân bay nội địa.

Qua internet, có thể dễ dàng tìm thấy những bước phát triển mới nhất thông qua các bức ảnh về tàu sân bay nội địa của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cũng khẳng định trong một cuộc họp báo chí định kỳ trong tháng 8/2016, "tiến độ trong việc đóng tàu sân bay đầu tiên tiến triển thuận lợi".

Rõ ràng, Trung Quốc đang công khai thể hiện sức mạnh quân sự. Vậy sự lén lút của phương tiện truyền thông Nhật Bản có dụng tâm gì?

Phóng viên Nhật Bản: Gián điệp thu thập tình báo tàu sân bay TQ - Ảnh 3.

Hình ảnh rõ nét về tàu sân bay mới của Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet.

Cư dân mạng Nhật Bản hoài nghi: Làm thế nào bạn không bị bắt?

Cư dân mạng Nhật bản không úp mở, đã chỉ ra rằng: "Chỉ nhìn thấy một thứ gì đó không rõ ràng, ở khoảng cách xa, lại được khoa trương, đánh bóng, thực sự nhàm chán!"

Ngay cả 1 bức hình cũng không có. Chỉ thông qua tin tức từ lời người lái xe taxi. Do không, lẽ nào bạn không nỗ lực thực hiện một cuộc phỏng vấn. Nếu đây thực sự là bí mật, hoạt động gián điệp này của bạn cũng đã khiến bạn bị bắt rồi. nội dung trong bài viết của bạn chỉ đơn giản là những thứ không liên quan.

Người khác lại cho rằng: "Tôi đọc ít sách, Anh đừng lừa tôi. Trước tiên, khi bạn lẻn vào căn cứ mà không bị bắt riêng điểm này là rất đáng ngờ. Như vậy chỉ nghe người dân Trung Quốc nói sau đó viết thành tin tức, thực sự thế là đủ. Cho dù đúng hay bịa đặt, bài viết của bạn không đáng giá một xu".

Có người còn bóc mẽ: "Mới nghe qua cười ra nước mắt rõ ràng là tìm kiếm trên Google Map vào những trang web về nhà máy, hoặc bản đồ thì biết ngay liệu có nhà máy đóng tàu đó hay không, việc gì phải đi mua bản đồ thực tế thì mới biết?!"

Phóng viên Nhật Bản: Gián điệp thu thập tình báo tàu sân bay TQ - Ảnh 4.

Bình luận của mang tính bóc mẽ của cư dân mạng Nhật Bản về cái gọi là "gián điệp tàu sân bay".

Phóng viên "SAPIO" không phải là người đầu tiên đến Trung Quốc làm gián điệp nhằm thăm dò quá trình xây dựng các tàu sân bay của Trung Quốc, thực ra còn rất nhiều hãng truyền thông khác cũng có mục đích tương tự.

Đầu năm nay, truyền hình Hàn Quốc KBS đã công bố một chương trình trên truyền hình nói về tàu ​​sân bay do Trung Quốc sản xuất.

Theo đó, nhóm phóng viên chụp hình đã đến Đại Liên, dự định chụp lại những hình ảnh đầu tiên về quá trình xây dựng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc, nhưng lại bị chặn, cuối cùng chỉ còn cách "trở về khu vực thành phố, đứng nhìn từ nhà cao tầng ở khoảng cách rất xa.".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại