Phát hiện lục địa cổ xưa dưới đáy Ấn Độ Dương: Trái Đất còn rất nhiều điều bí ẩn

Cẩm Mai |

Các nhà khoa học vừa có phát hiện về một lục địa cổ xưa bị chìm sâu dưới Ấn Độ Dương.

Một lục địa cổ xưa đã từng nằm giữa Ấn Độ và Madagascar, gần đây đã được tìm thấy đang nằm dưới đáy Ấn Độ Dương.

Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia, cách đây 3 tỷ năm, có một lục địa bao phủ đại dương - nơi mà hòn đảo Maritius nhô lên ở Đông Phi.

Trong một số mẫu đá của đảo Mauritius thuộc một nước cộng hòa cùng tên, họ thấy những mảnh khoáng chất nhỏ khoảng 3.000 triệu năm tuổi.

Điều này không phải phù hợp với hòn đảo còn non trẻ bắt nguồn từ núi lửa, chỉ mới tồn tại từ 7 đến 10 triệu năm tuổi. 

Vậy những mảnh đá này đến từ đâu và sao chúng cổ đại như thế?

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Witwatersrand (Nam Phi) thì câu trả lời đơn giản là nguồn gốc của chúng nằm trong một "lục địa bị mất" dưới hòn đảo.

Phát hiện lục địa cổ xưa dưới đáy Ấn Độ Dương: Trái Đất còn rất nhiều điều bí ẩn - Ảnh 1.

Những mảnh đại Mauritius bị chìm.

Các tinh thể được đẩy lên bề mặt do hoạt động núi lửa mang theo dung nham. Để biết được tuổi của tinh thể, các nhà khoa học đã sử dụng một kỹ thuật hình ảnh gọi là phép đo phổ bao quát.

Kết quả cho thấy rằng có một lớp vỏ lục địa bên dưới đảo Mauritius - một phần của lục địa được gọi là Mauritia, thành một phần đất chính thuộc Madagascar và Ấn Độ cổ đại.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của vỏ lục địa cổ đại ngầm Mauritius.

Những mảnh vỡ của lục địa Mauritius nằm dưới lớp vỏ lục địa Archaean, được tạo thành từ một phần chính của Madagascar và Ấn Độ cổ đại.

Các chuyên gia cảnh báo rằng lục địa chìm là một nơi cực kỳ nguy hiểm trong quá khứ xa xôi, được bao phủ bởi núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

Lục địa Mauritia đã tồn tại như vùng đệm giữa tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Madagascar, đã bị tách rời bởi nhiều sự kiện kiến tạo địa chất và núi lửa phun trào trong khu vực kể từ thời kỳ Tiền Cretaceous.

Năm 2013, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng có một lục địa bị mất nằm dưới hòn đảo Mauritius. Vào thời điểm đó họ phát hiện ra các dấu vết nhỏ của các khoáng chất cổ đại trong cát biển.

Tuy nhiên lần này thì khác. Họ kết luận rằng có một lớp vỏ lục địa cũ dưới đảo Mauritius sau đó bị dung nham bao phủ trong quá trình hình thành quần đảo Mascarene, bao gồm cả đảo Mauritius.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vùng đất bị chìm là một phần của siêu lục địa Gondwana. Ít nhất là khoảng 200 triệu năm trước, nền móng khổng lồ bắt đầu tách ra thành các phần nhỏ hơn do quá trình địa chất của các đĩa kiến tạo.

Cuối cùng, siêu lục địa đã tách ra thành những châu lục châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, Ấn Độ và châu Úc. Các lục địa trôi trên đĩa kiến tạo thành đáy đại dương, làm các lục địa di chuyển.

Gần đây, ngày càng nhiều tàn dư của các lục địa cổ đại được phát hiện ra. Một số lục địa đã được tìm thấy ở Tây Úc, thậm chí ngay bên dưới đảo.

Hiện tại, nhờ có khoa học hiện đại, chúng ta mới có diều kiện khám phá đại dương sâu hơn, khám phá thêm những điều bí ẩn của Trái Đất.

Nguồn bài và ảnh: EWAO

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại