Phát hiện chứng tích tiết lộ người tiền sử đã từng ngủ đông nhưng việc ngủ đông không đơn giản như chúng ta nghĩ

THIÊN LONG |

Mặc dù rất khó để đưa ra một kết luận cuối cùng nhưng các nhà nghiên cứu đã kết hợp các quan sát từ hóa thạch và tin rằng, con người đã từng ngủ đông trong quá khứ.

Phát hiện chứng tích tiết lộ người tiền sử đã từng ngủ đông nhưng việc ngủ đông không đơn giản như chúng ta nghĩ - Ảnh 1.

Thông qua các bằng chứng như cấu trúc và sự phát triển của xương theo thời gian, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích những gì con người đã ăn và làm trong mỗi chu kỳ theo mùa.

Homo sapiens hay người tinh khôn đã phát triển từ cách đây khoảng 300.000 năm trước. Trong nghiên cứu này, các nhà cổ sinh vật học từ Hy Lạp và Tây Ban Nha đã nghiên cứu bằng chứng hóa thạch cách đây khoảng 500.000 năm trước. Nhóm cổ sinh vật học đã kiểm tra bộ sưu tập xương của người tinh khôn ở hố xương Sima de los Huesos nằm ở khu vực khảo cổ Atapuerca, Tây Ban Nha để tìm bằng chứng về bệnh cường cận giáp sau khi xem xét kỹ lưỡng các tài liệu.

Tại địa điểm khảo cổ quý giá này, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 1.600 hóa thạch của người tiền sử. Hang động là nơi trú ẩn tự nhiên và theo các nhà nghiên cứu, nó là một ví dụ về kiểu định cư ban đầu khi con người phát triển các công cụ phục vụ nông nghiệp và trồng trọt.

Ngoài ra người tinh khôn xưa kia cũng ở trong các hang động này trong một thời gian dài và họ cũng phải trải qua những tháng mùa đông lạnh giá và vô cùng khắc nghiệt.

Ngày nay chúng ta đều biết rằng, động vật ngủ đông phải trải qua một quá trình chuẩn bị lương thực hoặc tích trữ năng lượng dưới dạng chất béo, đồng thời kích hoạt các tác nhân sinh học để giảm nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất.

Nhưng khi con người hiện đại có điều kiện đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong những tháng mùa đông lạnh giá thì tổ tiên thời tiền sử của chúng ta không có may mắn như vậy.

Phát hiện chứng tích tiết lộ người tiền sử đã từng ngủ đông nhưng việc ngủ đông không đơn giản như chúng ta nghĩ - Ảnh 2.

Các nhà khoa học đã tìm thấy những ví dụ về sự phá hủy hoặc suy yếu của bộ xương do bệnh tật gây ra. Và vì tính chất chu kỳ xảy ra hàng năm nhưng không liên tục, các nhà khoa học tin rằng họ có thể xác định chính xác những ảnh hưởng theo mùa đối với sự sống còn của tổ tiên chúng ta.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi phát hiện thấy một lỗ nhỏ dưới thớ cơ và tình trạng viêm xơ nang xương, tiêu xương dưới sụn, các khối u màu nâu, xương mới dưới màng xương, sụn chêm và các khoảng tróng giữa chúng, chứng nhũn sọ và gờ cong trên khung xương sườn của những người tinh khôn trẻ. Kết quả phân tích cho thấy, những người tinh khôn đã tuyệt chủng này bị còi xương, cường cận giáp thứ phát và loạn dưỡng xương do suy thận. Chúng tôi cho rằng, những bệnh này chủ yếu là do người tinh khôn ngày xưa đã ngủ đông và phải chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông trong hang tối".

Tổ tiên con người đã chọn dành khoảng thời gian tồi tệ nhất trong năm để "ngủ đông" và vượt qua nó trong các hang động tương đối an toàn. Để làm điều đó, họ đã hy sinh nguồn dinh dưỡng nạp từ thức ăn và vitamin D từ mặt trời.

Hóa ra sự trao đổi chất của tổ tiên loài người khác xa so với bây giờ. Nhưng nó rõ ràng phù hợp với bức tranh toàn cảnh về cách động vật có vú và sau đó là động vật có vú hình người tiến hóa.

Để ngủ đông, cơ thể loài người khi đó đòi hỏi những thứ vượt xa hơn thế. Cơ thể không chỉ phải đốt đủ nguồn nhiên liệu từ thực phẩm để duy trì nhiệt độ mà nó còn phải tích trữ và thải ra ngoài một cách an toàn để tồn tại.

Việc hiểu được cách loài người xa xưa ngủ đông thế nào sẽ giúp các nhà khảo cổ học hiểu được tại sao người tin khôn có thể tồn tại và tiếp tục tiến hóa thành người hiện đại như ngày nay.

Tham khảo Popularmechanics


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại