Nga “giận run” trước tối hậu thư của Mỹ?

Kiệt Linh |

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối tuần vừa rồi đã ra một tuyên bố không khác gì tối hậu thư, theo đó yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải “hủy bỏ” các hệ thống tên lửa phòng không S-400 mà nước này mua của Nga nếu muốn thoát ra khỏi cuộc đối đầu với Washington. Đây không phải lần đầu tiên Mỹ đưa ra tối hậu thư kiểu này.

Việc Mỹ khăng khăng đòi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ các tên lửa S-400 khiến Nga không tránh khỏi cảm giác tức giận và lo lắng. Moscow đang ở trong trạng thái “đứng ngồi không yên” bởi lo lắng viễn cảnh Ankara có thể không chịu nổi áp lực của Washington mà chấp nhận hủy bỏ tên lửa S-400 mua được của Nga và cắt đứt hợp đồng chưa hoàn tất giữa hai nước.

Ankara và Washington đang đối đầu nhau gay gắt về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga. Washington giải thích rằng S-400 không tương thích với các hệ thống phòng thủ của NATO và gây ra mối đe dọa với các chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.

Tổng thống Trump hồi tuần trước đã đón tiếp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở Nhà Trắng và hai nhà lãnh đạo này đã bàn về vấn đề S-400. Ông Trump miêu tả cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là “tuyệt vời”. Tuy nhiên, không rõ liệu hai nước thành viên NATO có đạt được bất kỳ bước đột phá nào trong việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng mang tên S-400.

"Có đường lùi để Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại bàn đàm phán. Họ biết rằng để thực hiện được điều đó, họ cần phải hoặc là phá hủy hoặc là trả lại hay bằng cách nào đó loại bỏ các tên lửa S-400”, vị quan chức chức của Mỹ đã đưa ra phát biểu như vậy.

Mỹ trước đó đã tạm loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 để trả đũa cho việc Ankara nhất quyết mua các tên lửa S-400 của Nga bất chấp sự phản đối quyết liệt của Mỹ và các đồng minh phương. Washington cũng liên tục cảnh báo sẽ tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì hợp đồng S-400 nhưng đến nay chưa có biện pháp trừng phạt nào được tung ra.

Trong cuộc gặp hồi tuần trước, ông Trump đã nói với người đồng cấp Erdogan rằng, Ankara cần phải từ bỏ hệ thống S-400 và Mỹ sẵn sàng bán cho Ankara các hệ thống Patriot.

Tuy nhiên, ông Erdogan khi trở về Ankara đã có phát biểu đầy cứng rắn rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ các hệ thống phòng không S-400 vì quan hệ đang rất tốt đẹp với Moscow.

Vị quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, ông biết về những phát biểu gần đây của Tổng thống Erdogan. "Họ (Thổ Nhĩ Kỳ) biết rõ họ có sự lựa chọn để tiến lên phía trước và sự lựa chọn đó là từ bỏ S-400 để có thể tiến lên phía trước”, vị quan chức Mỹ cho hay đồng thời nói thêm rằng nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn còn.

Sau khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng S-400, Mỹ và các đồng minh phương Tây không giấu nổi sự lo lắng và đã tìm mọi cách để phá hợp đồng này. Giới chức NATO và Mỹ tin rằng, nếu hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara thành công thì đây sẽ là cơ hội mở đường cho Nga tiếp cận, tìm hiểu về các thiết bị chiến tranh của phương Tây, đặc biệt là các chiến đấu cơ F-35.

Việc Ankara theo đuổi S-400 của Nga đã trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ chia rẽ và mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Giới chức Mỹ liên tục đe dọa và cảnh cáo Ankara về hậu quả nếu cứ nhất quyết mua S-400 của Nga. Mỹ đe dọa trừng phạt Ankara và không bán những chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này có trong tay những hệ thống tên lửa S-400.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Mỹ tiếp tục phải thất vọng trước sự quyết tâm và cứng rắn của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vậy, Nga nhiều lần có phát biểu thể hiện sự tức giận trước việc Mỹ tìm mọi cách chọc phá hợp đồng S-400 giữa Moscow và Ankara.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại