Mỹ khiến Thổ Nhĩ Kỳ “lao đao” trong việc đối phó với Nga sau khi rút khỏi Syria

Vũ Thu Hương |

Trước khi Mỹ rời khỏi Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhờ Mỹ đối phó với Nga ở Syria. Giờ khi Mỹ rút khỏi quốc gia Trung Đông này, Ankara sẽ còn gì để đối phó với Moscow?

Theo Hurriyetdaily News, quyết định rút quân đầy bất ngờ khỏi Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến giới lãnh đạo phương Tây sốc. Quyết định này khiến nhiều quốc gia không vui vì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở quốc gia Trung Đông ít nhiều cũng mang tới sự ổn định và hòa bình.

Theo một nhà quan sát châu Âu, sự hiện diện quân sự của Mỹ có thể mang tới ý nghĩa tích cực: Mỹ góp phần chấm dứt cuộc chiến thế giới thế giới thứ 2 ở châu Âu và sự can thiệp của Washington trong cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo có thể để lại dấu hiệu tích cực trong lòng các nước châu Âu.

Tuy nhiên, điều tương tự đã không xảy ra ở Trung Đông.

Kể từ cuộc chiến vùng Vịnh, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Trung Đông đã gây hại nhiều quốc gia mà lực lượng Mỹ trước đó khẳng định sẽ mang tới hòa bình và ổn định.

Bởi vậy nên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng Mỹ rút khỏi Syria sẽ mang đến toàn những điều tích cực.

Cũng là quá sớm để có thể khẳng định sẽ là tốt hay không tốt cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như toàn khu vực trong cả các giai đoạn ngắn, trung bình và dài hạn khi Washington rút khỏi Syria.

Nhưng có những điều ta có thể đoán trước. Đó là việc Mỹ rút khỏi Syria chắc chắn sẽ gây áp lực trực tiếp lên các quan hệ song phương.

Sự căng thẳng trong các mối quan hệ này có thể đến từ sự hỗ trợ các hoạt động quân sự cho nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và điều này tạo nên những nguy cơ. Mỹ có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động quân sự này nhưng có thể sẽ "giật dây" nhiều hơn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Một khi lính Mỹ rút đi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với Syria, Iran, và Nga trong hoạt động ở Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn gì để đối phó với Nga?

Đối mặt với cuộc chiến từ các nước phương Tây từ khi bắt đầu nội chiến 7 năm trước, Tổng thống Syria Assad đã quyết định phóng thích tất cả các lực lượng cực đoan khỏi các nhà giam. Và ông Assad cũng tuyên bố với phương Tây rằng: "Nếu tôi phải ra đi, các bạn sẽ phải đối mặt với lực lượng cực đoan".

Hiện Nga là lực lượng đáng gờm nhất với Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Liệu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hình thành cơ chế hợp tác sau khi Mỹ rút khỏi Syria?

Nga hiện là mối đe dọa với các nước phương Tây, đặc biệt là các nước thành viên của NATO. Nga đang kiểm soát Syria nhằm củng cố vị thế địa chính trị của mình để chống lại NATO và sẽ dùng Thổ Nhĩ Kỳ như một quân bài để chia rẽ đồng minh NATO.

PKK hiện trở thành quân bài chủ trong tay Tổng thống Nga Putin. Ông Putin sẽ không bao giờ để Thổ Nhĩ Kỳ trừ khử hoàn toàn sự hiện diện của PKK cũng như ảnh hưởng của lực lượng này ở Syria.

Trong khi với Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, PKK và PYD đều là các lực lượng khủng bố gây nguy hiểm đến sự tồn vong của họ. Ankara lo ngại rằng những gì người Kurd đang đạt được tại Iraq và Syria sẽ thúc đẩy họ thiết lập nên một quốc gia cho riêng mình.

Trước khi Mỹ rời khỏi Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã nhờ cậy vào Mỹ trong việc đối phó với Nga ở Syria. Giờ đây khi Mỹ rút khỏi quốc gia Trung Đông này, Ankara sẽ còn gì để đối phó với Moscow?

Một điều chắc chắn rằng việc Mỹ rút khỏi Syria có thể sẽ không là thảm họa nhưng tương lai khó có thể tươi sáng hơn hiện tại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại