Lục quân Mỹ dư sức diệt tàu Nga tại Baltic

Tuấn Vũ |

Không cần chiến hạm khai hỏa, Lục quân Mỹ đóng tại Đông Âu hoàn toàn đủ sức đánh chìm tàu Nga tại Baltic từ khoảng cách cả ngàn km.

Ý tưởng táo bạo

Tại Hội nghị Hải quân WEST 2017 vừa qua, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, ông mong chờ được nhìn thấy lực lượng Lục quân Mỹ được sở hữu dàn vũ khí chống hạm có thể bắn chìm tàu chiến đối phương.

Theo vị đô đốc này, hiện Lục quân Mỹ không có loại tên lửa chống hạm nào, trong khi những vũ khí khác như lựu pháo và pháo phản lực chỉ sở hữu tầm bắn khá khiêm tốn, vì vậy rất khó để có thể tấn công chiến hạm đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột.

Trước thực tế này, Mỹ cần phát triển loại tên lửa mới hoặc một phiên bản nâng cấp phù hợp. Vị đô đốc này cho biết, hiện có những lựa chọn có thể phù hợp cho Lục quân Mỹ bao gồm biến thể phóng trên đất liền của tên lửa Harpoon Block II+, phiên bản chống hạm của Tomahawk, tên lửa LRASM...

Lục quân Mỹ dư sức diệt tàu Nga tại Baltic - Ảnh 1.

Tên lửa BGM-109 Gryphon - phiên bản trên đất liền của Tomahawk

Nói về sự cần thiết của tên lửa chống hạm dành cho Lục quân, Đô đốc Harry Harris cho biết, chống hạm của Lục quân được cho là thành phần cần thiết do nó sẽ hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ đất liền của Mỹ. Vì vậy, chiến hạm sẽ không cần nghĩ đến chuyện bảo vệ cho đất liền do đó nâng cao hiệu suất chiến đấu trên biển.

Và nếu đề xuất của Đô đốc Harry Harris được chấp thuận thì không chỉ đối thủ của Mỹ tại Thái Bình Dương mà lực lượng chiến hạm Nga tại Baltic hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ bị đánh chìm ngay cả khi chiến hạm Mỹ không khai hỏa.

Đặc biệt, theo Stars & Stripes, tuyên bố của Đô đốc Harry Harris được đưa ra khi Lục quân Mỹ vừa quyết định gia tăng sức mạnh của mình tại châu Âu bằng việc chuyển hơn 5.000 tấn đạn dược, xe tăng cùng số lượng lớn quân đến châu Âu.

Đây là đợt vận chuyển lớn nhất của Lục quân Mỹ trong vòng 10 năm qua. Đợt vận chuyển vũ khí lần này diễn ra giữa thời điểm Lục quân Mỹ tại châu Âu đang gia tăng các chiến dịch tại châu lục này, đặc biệt là các nước ở phía Đông NATO nhằm đề phòng mối lo ngại từ Nga.

Đại tá Mỹ Matthew Redding, người chịu trách nhiệm giám sát đợt chuyển vũ khí cho rằng với chuyến hàng lớn nhất trong vòng 10 năm qua này, Mỹ tiếp tục chứng minh cam kết bảo vệ các nước đồng minh trong khối NATO. Số đạn này được chứa trong 415 container và vận chuyển bằng đường biển đến lưu trữ tại căn cứ ở Miesau (Đức).

Đòn đánh từ xa

Nếu Lục quân Mỹ được trang bị tên lửa chống hạm thì lực lượng này có thể tung ra những cú đòn hủy diệt đối phương từ khoảng cách cả ngàn km.

National Interest dẫn tuyên bố của cựu quan chức Hải quân Mỹ, Byran McGrath cho biết, ngay từ tháng 5/2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV (cả phiên bản phóng trên đất liền). Để có khả năng này, Raytheon trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn.

Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay. Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động.

Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp. Theo ông Chris Sprinkle - quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.

Tomahawk Block IV không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra, Tomahawk Block IV còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.

Tomahawk Block IV cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, tên lửa này còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả. Với những thay đổi trên Tomahawk, tên lửa có thể diệt hạm trong phạm vi 1.850 km.

Mỹ thử nghiệm tên lửa BGM-109 Gryphon

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại