Kỷ lục gia Schooling và bi kịch của "Micheal Phelps Việt Nam "

Khánh Sơn |

Khi Joseph Schooling bước lên đỉnh cao của Olympic 2016. Rất nhiều người đã "khóc" cho kình ngư Hoàng Quý Phước, người từng đánh bại kỷ lục gia Singapore 5 năm trước đó.

Tại SEA Games 2011, Hoàng Quý Phước đã được các chuyên gia bơi lội đánh giá là một trong những kình ngư sẽ làm "dậy sóng" đường đua xanh trong tương lai.

Phước cùng với Joseph Schooling, người vừa giành tấm HCV nội dung 100m bơi bướm tại Olympic Rio 2016 cho Singapore, được xem là "của hiếm" của bơi lội Đông Nam Á, có thể cạnh tranh ở tầm châu lục và thế giới. Thậm chí, Hoàng Quý Phước từng được ví như "Micheal Phelps của Việt Nam".

Trong đó, Hoàng Quý Phước nổi lên như một hiện tượng vì chính anh đã đánh bại "thần đồng" người Singapore để dành tấm HCV ở nội dung mà Joseph Schooling vừa trở thành kỷ lục gia của Olympic. 

Kỷ lục gia Schooling và bi kịch của Micheal Phelps Việt Nam  - Ảnh 1.

Hoàng Quý Phước từng được đánh giá rất cao...

Ấy vậy mà 5 năm sau, Hoàng Quý Phước đã tụt dốc không phanh. Tại Olympic 2016, Hoàng Quý Phước chỉ được tham dự bằng vé đặc cách ở nội dung duy nhất là 200m tự do nam.

Tiếc thay, kình ngư có biệt danh "rái cá sông Hàn" chỉ về đích với thành tích 1 phút 50 giây 39, xếp thứ 7. Đáng buồn hơn, anh thua chính thành tích của mình ở thời điểm giành HCV, đồng thời phá kỷ lục SEA Games tại Singapore năm 2015 (1 phút 48 giây 96).

Lại nói chuyện Hoàng Quý Phước và Joseph Schooling. Tại giải VĐTG 2015, được tổ chức tại Nga, nếu kình ngư người Singapore đã giành chiếc HCĐ, thì Phước đã phải bỏ cuộc dở chừng, trong sự khó hiểu của nhiều người.

Và trước đó nữa, Phước cũng chẳng còn là mình và anh phải nhận nhiều "gạch đá" từ dư luận vì thành tích ngày càng tệ, cũng như cuộc sống sinh hoạt không được mấy chuyên nghiệp.

Đã có nhiều lời giải thích, đại loại như Hoàng Quý Phước không được đầu tư cỡ như Ánh Viên. Thực ra, kình ngư người Đà Nẵng có nhận được những chế độ được coi là đặc biệt từ nhà nước, từ đơn vị chủ quản Đà Nẵng.

Thế nhưng, trong những chuyến tập huấn kéo dài, dường như Hoàng Quý Phước thiếu đi một người quản lý, một người thầy đúng nghĩa, kiểu như HLV Đặng Anh Tuấn của Ánh Viên. Và hoàng loạt nguyên nhân không tên khác, khiến kình ngư được đánh giá là tài năng nhất trong 1 thập kỷ quả của bơi lội Việt Nam dần biến mất.

Kỷ lục gia Schooling và bi kịch của Micheal Phelps Việt Nam  - Ảnh 2.

...Nhưng anh không bao giờ đạt đến đẳng cấp như Schooling.

Ở tuổi 23, Hoàng Quý Phước vẫn còn thời gian để tiến bộ. Thật ra, khó có thể nói, anh sẽ bắt kịp "bại tướng" một thời là Joseph Schooling. Tuy nhiên, ít nhất người ta cũng thấy bơi lội Việt Nam vẫn còn một kình ngư có thể thi đấu ngang ngửa ở đấu trường châu Á. Và nếu hơn thế nữa, thì anh sẽ được người ta gọi tên tại đấu trường thế giới.

Làm thế nào và ra sao thì còn phải chờ câu trả lời từ các nhà lãnh đạo thể thao và chính nỗ lực từ chính bản thân Hoàng Quý Phước. Còn bây giờ, thôi thì cứ chờ và hy vọng, bởi như đã nói với những tố chất bẩm sinh thì mọi câu chuyện, mọi thành thích chưa bao giờ là "vô vọng" với Hoàng Quý Phước.

Vẫn bơi trong ao làng

Tại SEA Games 2011, Quý Phước đã làm dậy sóng đường đua xanh khi giành 2 HCV, phá 1 kỷ lục, đạt 1 chuẩn B Olympic. Nhưng những năm sau đó, kình ngư này chỉ giành được 2 HCV ở 2 kỳ SEA Games 2013 và 2015. Khả năng của "rái cá sông Hàn" dường như được mặc định là chỉ cạnh tranh ở trong khu vực Đông Nam Á.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại