Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay "mới tinh" của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có?

Hoài Giang |

Trong bài viết được The War Zone mới được đăng tải, nhà phân tích Emma Helfrich đã chỉ ra một khí tài kỳ lạ trên tàu sân bay INS Vikrant mới của Hải quân Ấn Độ.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay "mới tinh" của Ấn Độ

Hôm 10/7, thông qua mạng xã hội Twitter, nhà báo Ấn Độ Angad Singh đã chia sẻ các hình ảnh chụp nhanh trên sàn đáp của tàu sân bay INS Vikrant mới đóng của Hải quân Ấn Độ.

Điểm đáng chú ý nằm ở bức ảnh về một khí tài kỳ lạ - nói đúng hơn là 3 bánh xe được gắn vào bộ khung được cho là kim loại.

Thoạt nhìn, có vẻ như một "áo choàng tàng hình" đã được phủ lên một máy bay mới bí ẩn -nhưng khi quan sát kỹ hơn, có thể suy ra rằng đây là một mô hình tiêm kích tối giản để thủy thủ đoàn tập huấn.

Khi xem xét kỹ hơn, rõ ràng là bộ khung có nhiều điểm tương đồng về hình dáng bên ngoài với Mikoyan MiG-29K - tiêm kích hạm hiện tại của Ấn Độ.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 1.

Nguồn: The War Zone.

Nhà báo Ấn Độ Angad Singh cũng giải thích về thứ này như sau: "Đây là một mô hình để tập luyện các hoạt động xử lý sàn đáp, nâng hạ sàn, dừng và cố định...".

Ông Singh cũng lưu ý: "(Hải quân Ấn Độ) cũng có thứ gì đó tương tự trên sàn đáp của (tàu sân bay) Vikramaditya đang được nâng cấp. Sẽ có lý khi cho rằng hải quân (Ấn Độ) sẽ một lần nữa tăng tốc cho con tàu tiếp theo. Nhưng - vâng, điều này không được đề cập nhiều".

Có thể hiểu những lời của ông Singh là một mô hình tương tự cũng đã được sử dụng trên INS Vikramaditya tàu sân bay lớp Kiev đang được nâng cấp theo yêu cầu thực tế của Hải quân Ấn Độ.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 2.

Một không ảnh chụp tàu sân bay INS Vikramaditya tại Nhà máy đóng tàu Cochin vào năm 2020.

Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có?

Mặc dù các bức ảnh chụp nhanh là lần đầu tiên mô hình trên INS Vikrant xuất hiện nhưng khá chắc chắn rằng đây không phải lần đầu tiên một mô hình tiêm kích hạm được chế tạo cho mục đích huấn luyện trên tàu sân bay.

Hải quân Mỹ trước đây đã làm điều này nhiều lần - điểm khác biệt lớn là người Mỹ thường sử dụng các máy bay đã bị loại biên cho việc huấn luyện trên mặt đất, diễn tập chữa cháy, giải quyết sự cố và các bài tập khác trên các tàu sân bay của họ.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 3.

Thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) lớp Nimitz diễn tập chữa cháy trên một tiêm kích hạm F/A-18 Hornet đã bị loại biên.

Thông thường trên các sân bay của Mỹ luôn có ít nhất một khung máy bay có thể khiến người quan sát nhầm lẫn rằng đó là một chiếc máy bay có thể bay được mặc dù cánh của nó không được gắn vào.

Thậm chí một số nguyên mẫu máy bay mới cũng đã được đưa lên tàu sân bay để kiểm tra nó có phù hợp với yêu cầu hay không - mà không cần cất cánh - như nguyên mẫu Máy bay không người lái (UAV) MQ-25 Stingray.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 4.

Nhân viên của Boeing chạy chẩn đoán trên nguyên mẫu UAV MQ-25 Stingray tại tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77).

Một ví dụ khác là 4 bản sao kích thước thật của tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II tại căn cứ Culdrose nhằm phục vụ thủy thủ đoàn của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - Hải quân Hoàng gia Anh.

Giống như mô hình MiG-29K của Ấn Độ - các mô hình đã được thủy thủ đoàn sử dụng để học cách di chuyển máy bay xung quanh tàu sân bay trong khi người Anh đang chờ đợi những chiếc F-35B được nhà sản xuất Mỹ bàn giao.

Được làm chủ yếu bằng sợi thủy tinh, các mô hình được sử dụng để thủy thủ đoàn mô phỏng đổ đầy nước vào "thùng nhiên liệu" - 2 mô hình còn được trang bị "buồng lái" cho phép thực hành các quy trình an toàn như đưa một phi công bị thương ra khỏi buồng lái.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 5.

4 "tiêm kích giả" được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng để huấn luyện vào năm 2017.

Trung Quốc cũng làm điều tương tự. Họ thậm chí có cả một mô hình đầy đủ của tàu sân bay trên đất liền.

Những bức ảnh xuất hiện vào năm 2021 cho thấy một nguyên mẫu của tiêm kích tàng hình Shenyang FC-31 của nước này đóng tại cơ sở thử nghiệm tàu sân bay trên đất liền của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN).

Mặc dù nguyên mẫu được cho là phục vụ việc huấn luyện giống như các bản sao F-35 của Anh và mô hình MiG-29K của Ấn Độ, nó đồng thời bổ sung thêm bằng chứng cho thấy PLAN đang trong quá trình phát triển tiêm kích tàng hình hạng trung và nhẹ cho tàu sân bay .

Giả thiết đó sau đó đã được xác nhận ở với việc nguyên mẫu của FC-31 cất cánh.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 6.

Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình Shenyang FC-31 trên sàn đáp của mô hình tàu sân bay của Trung Quốc được ghi hình vào năm 2021.

Kết luận

Trung Quốc và Ấn Độ đều đang bận rộn với việc phát triển các tàu sân bay trong nước.

Bất chấp các ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các vấn đề ngân sách, INS Vikrant dường như đang đi đúng lộ trình - sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ tư trên biển vào cuối tuần trước.

Con tàu này được cho là có thể vận hành tới 30 tiêm kích (bao gồm cả MiG-29K) và các trực thăng Ka-31, MH-60R.

Cùng với công việc đấu thầu đang được tiến hành, phi đội máy bay của con tàu sau này có thể được bổ sung các tiêm kích Phương Tây bao gồm Rafale M của Pháp và F/A-18E/F Super Hornet.

Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ thấy nhiều hơn những chiếc thứ kỳ lạ trên sàn đáp của INS Vikrant khi nó sắp đi vào hoạt động.

Kỳ lạ thứ xuất hiện trên tàu sân bay mới tinh của Ấn Độ - Mỹ, Anh và Trung Quốc cũng có? - Ảnh 7.

Tàu sân bay INS Vikrant trong thử nghiệm trên biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại