Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu!

Hoa Hướng Dương |

Do bị dồn tới đường cùng, loài linh cẩu nâu buộc phải thay đổi thói quen kiếm ăn ban đêm và cả địa bàn kiếm ăn quen thuộc trên các đồng cỏ để ra tận bờ biển.

Linh cẩu là sinh vật ăn thịt nổi tiếng ranh mãnh ở châu Phi, là kẻ cạnh trạnh với báo đốm hay sư tử trong thế giới động vật đầy khắc nghiệt, tàn nhẫn nơi đây.

Trong khi đó, hải cẩu là sinh vật sống chủ yếu dưới nước trong các đại dương cả hai bán cầu bắc và nam, loài này tập trung chủ yếu ở các vùng hàn và ôn đới.

Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu! - Ảnh 1.

Hải cẩu là kẻ cơ hội khó chịu nhất vùng châu Phi. Ảnh: Animal

Có thể thấy cả hai đều có môi trường sống rất khác nhau tưởng chừng như không thể đối đầu hay gặp nhau trong tự nhiên, thế nhưng đoạn video dưới đây sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên:

Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu! - Ảnh 2.

Linh cẩu đối đầu hải cẩu. Ảnh: Cắt từ video trong bài

Xem video chi tiết:

Hải cẩu đối đầu linh cẩu. Nguồn: Youtube/Nat Geo

Đây là cuộc đụng độ giữa linh cẩu háu đối và hải cẩu tại cực Nam châu Phi, loài linh cẩu trong video trên cũng không phải là loài linh cẩu quen thuộc chúng ta thường thấy (linh cẩu đốm) mà là loài linh cẩu nâu có tên khoa học là Hyaena brunnea.

Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu! - Ảnh 4.

Khu vực phân bố chủ yếu của linh cẩu nâu. Ảnh: Animalia

Sự thay đổi thói quen kiếm ăn và địa bàn hoạt động phản ảnh hiện trạng khó khăn mà loài linh cẩu nâu đang phải đối mặt

Linh cẩu nâu thường sinh sống tại Namibia, Botswana, phía tây và phía nam Zimbabwe, miền nam Mozambique và Nam Phi. Đặc điểm nhận dạng giúp phân biệt với các loài linh cẩu khác rất đơn giản, đó là bộ lông dài phủ khắp toàn thân.

Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu! - Ảnh 5.

Linh câu nâu (bên trái) và linh cẩu đốm (bên phải). Ảnh: Photo Africa

Loài linh cẩu nâu là loài hiếm nhất trong ba loài linh cẩu và đang bị đe dọa về số lượng, được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên, viết tắt là IUCN xếp vào danh sách Sách Đỏ ở mục Near Threatened (gần bị đe dọa).

Loài linh cẩu nâu có bộ răng vô cùng khỏe, với chiều dài răng dài hơn bất cứ loài ăn thịt nào. Thế nhưng chúng lại là kẻ săn mồi không mấy thành công trên các thảo nguyên so với những người anh em khác.

Hiếm gặp: Linh cẩu đói quá ra tận bờ biển, rắp tâm làm thịt... hải cẩu! - Ảnh 6.

Không chỉ cạnh tranh với nhiều loài ăn thịt khác, linh cẩu nâu còn bị đe dọa bởi chính con người. Ảnh: Photorator

Với tập tính săn mồi ban đêm và sự xuất hiện của linh cẩu nâu ở các bờ biển phía nam châu Phi cho thấy chúng đang bị dồn vào bờ vực nguy hiểm, chúng thường bị giết vì niềm tin, các câu chuyện sai lầm mà người dân bản địa gán cho nó những tiếng xấu.

Một trong số đó là việc linh cẩu nâu đe dọa tới các sinh vật nuôi trong nhà hay gia súc của người dân mà thực tế linh cẩu nâu rất hiếm khi ăn thịt sinh vật nuôi của con người. Ngoài ra chúng còn được làm vật tế trong các lễ nghi hay bị giết làm phương thuốc chữa bệnh.

Nguồn: Youtube/Nat Geo, Animaldiversity, Iucnredlist

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại