Hé lộ lai lịch "khủng" tàu chiến Libya tóm sống tàu Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara "tứ bề thọ địch"

Trà Khánh |

Việc LNA có trong tay các tàu tuần tra do châu Âu chế tạo có thể thấy một khi được Mỹ "chống lưng" tướng Haftar có thể mua mọi vũ khí mà họ cần từ phương Tây.

Theo thông báo của Quân đội Quốc gia Libya (LNA), lực lượng hải quân của LNA hôm 22/12 vừa bắt giữ một tàu hàng tình nghi chở vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Libya, mà đích đến chính là thành phố cảng Misrata đang do quân của Chính phủ Hiệp thương Quốc gia Libya (GNA) kiểm soát.

Cũng theo thông báo trên, tàu hàng vừa bị bắt ở ngoài khơi Libya mang cờ Grenada nhưng lại do thủy thủ đoàn người Thổ Nhĩ Kỳ điều khiển. Phía LNA tin rằng con tàu này đang trên đường chuyển vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ cho GNA.

Thông tin trên được đưa ra ngay sau khi Ankara cam kết hỗ trợ quân sự cho GNA – Chính phủ hợp pháp của Libya được Liên Hợp Quốc công nhận. Thậm chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan còn tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Libya nếu Tripoli yêu cầu.

Đáp lại Tướng Khalifa Haftar – Lãnh đạo LNA tuyên bố sẽ đánh chìm bất cứ tàu Thổ Nhĩ Kỳ dám di chuyển vào lãnh hải Libya từ Địa Trung Hải.

Để thể hiện tuyên bố trên không phải là dọa suông, LNA đã bắt đầu vũ trang cho một số tuần tra cao tốc của lực lượng này trong đó có những chiếc RPB 20 và Stan Patrol 1605.

Hé lộ lai lịch khủng tàu chiến Libya tóm sống tàu Thổ Nhĩ Kỳ: Ankara tứ bề thọ địch - Ảnh 2.

Tàu tuần tra Stan Patrol 1605 với cờ của Libya xuất hiện ngay trên trang chủ của Damen. Ảnh: Damen.

Được biết, một trong những tàu Stan Patrol 1605 của LNA đã tham gia vào vụ bắt giữ tàu hàng nghi chở vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/12 vừa qua.

Điều đáng nói là các tàu tuần tra này của LNA lại do Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan chế tạo và được chuyển giao cho quân đội của tướng Haftar từ năm 2012. Hiện tại, LNA đang có trong tay ít nhất 8 tàu Stan Patrol 1605, còn RPB 20 lại không rõ số lượng.

Có một số thông tin cho thấy các tàu Stan Patrol 1605 được Damen đóng cho Libya dưới thời nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, sau nội chiến hợp đồng này tiếp tục được thực hiện và chuyển giao cho LNA.

Từ việc LNA có trong tay các tàu tuần tra do châu Âu chế tạo có thể thấy việc được Mỹ "chống lưng" đã cho phép tướng Haftar dễ dàng tiếp cận với các nguồn cung vũ khí từ phương Tây, không những vậy họ còn được cả Nga hậu thuẫn về mặt quân sự.

Ngoài ra, một số nước châu Âu kể cả các quốc gia thành viên NATO cũng chẳng thèm kiêng nể Thổ Nhĩ Kỳ khi ung dung bán vũ khí cho LNA, bất chấp phản ứng của Ankara.

Trong cuộc chiến ở Libya hiện tại, quân đội của tướng Haftar có lợi thế hơn hẳn về quân sự khi liên tiếp được bổ sung thêm vũ khí mới. Trong khi đó quân GNA hầu như chỉ trông cậy vào nguồn cung vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, do đó việc LNA phong tỏa lãnh hải Libya có thể khiến chính phủ ở Tripoli mất đi "nguồn sống" duy nhất.

Vào đầu tháng 12 vừa qua, LNA cũng đã bắt đầu chiến dịch giải phóng Tripoli mà theo như tướng Haftar mô tả là "cuộc chiến cuối cùng"

Sau khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ, Libya rơi vào vòng xoáy xung đột khi quốc gia này được phân chia thành hai trung tâm quyền lực - một là quốc hội được bầu ở phía Đông đất nước, được hỗ trợ bởi LNA và hai là Chính phủ GNA được Liên Hợp Quốc công nhận ở phía Tây.

Hải quân Libya bắt tàu hàng nghi chở vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ cho lực lượng GNA.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại