Chuyện đời tư ít biết của kẻ gian hùng "Tào Tháo"

Dun Phạm |

Bào Quốc An đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người xem về Tào Tháo, nhân vật gian hùng số một trong lịch sử và văn học Trung Quốc.

Nằm trong Tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa trở thành tác phẩm được rất nhiều đạo diễn khao khát được một lần chuyển thể thành công.

Trong số các phiên bản Tam Quốc Diễn  Nghĩa, có lẽ phiên bản khiến nhiều người xem "vỗ đùi thán phục" nhiều nhất chính là phiên bản năm 1994.

Dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng với nhiều khán giả Tam Quốc Diễn Nghĩa, bộ phim là ‘mối tình đầu’, để lại nhiều ấn tượng khó quên và dường như không thể thay thế.

Một trong những nhân vật lịch sử khó quên nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa chính là Tào Tháo.

Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994.

Nếu Lưu Bị quan niệm: thà người phụ ta chứ ta không phụ người thì Tào Tháo lại sống mãi với thời gian bằng phương châm: thà ta phụ người chứ không để người phụ ta.

Có lẽ hiếm có kẻ phản diện nào lại gây ra nhiều cuộc tranh luận như Tào Tháo.

Nếu Lưu Bị đại diện của tất cả những gì tốt đẹp: Nhân từ, khiêm tốn, kín đáo thì Tào Tháo đại diện cho những thứ xấu xa: thủ đoạn, cơ hội.

Nhưng có một sự thật lịch sử đã được chứng minh qua thời gian rằng Tào Tháo nổi tiếng là vị chủ soái có tài thao lược, công bằng trong đối xử với thuộc hạ, tài giỏi thi phú. Công lao của Tào Tháo trong việc kết thúc nhà Hán là điều không thể phủ nhận.

Một số sử gia cho rằng, cách dụng binh cũng như tư tưởng thi ca của Tào Tháo đã trở thành tác phẩm gối đầu giường của nhiều nhà quân sự sau này.

Cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa, diễn viên Bào Quốc An được xem là Tào Tháo kinh điển nhất trên màn ảnh.

"Trên phải vừa lòng tổ tông, dưới phải hợp lòng công chúng"

Bào Quốc An đến với vai diễn Tào Tháo như một định mệnh. Ông sinh ra dường như để dành cho vai diễn Tào Tháo.

Năm 1990, bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa bấm máy, khi ấy Bào Quốc An 45 tuổi.

Ở độ tuổi 45, Bào Quốc An đã có đủ độ chiêm nghiệm với cuộc đời để nhìn ra được phần nào tính cách gian hùng của nhân vật mà ông đảm nhiệm.

Bào Quốc An trở thành Tào Tháo kinh điển nhất của màn ảnh Trung Hoa.

Khi bộ phim bấm máy, tổ đạo diễn chia sẻ với Bào Quốc An rằng họ muốn ông thể hiện vai diễn Tào Tháo để làm sao: "Trên không có lỗi với tổ tông, dưới không có lỗi với công chúng".

Ý thức được tầm quan trọng của vai diễn mà mình đảm nhận, Quốc An "ăn Tào Tháo, ngủ Tào Tháo".

Để sống hoàn toàn với một nhân vật gây tranh cãi trong lịch sử như Tào Tháo, Quốc An phải đọc đi đọc lại tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung.

Tào Tháo Ca

Ông từng thừa nhận, trong thời gian đảm nhận vai Tào Tháo, nhiều lúc ông đã quên mất việc mình có vợ, con.

Với sự tìm tòi, dụng tâm trong vai diễn, Bào Quốc An đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người xem về Tào Tháo, nhân vật gian hùng số một trong lịch sử và văn học Trung Quốc.

Bằng lối diễn thể hiện nội tâm đầy phức tạp, vai diễn Tào Tháo của Bào Quốc An đã để lại trong công chúng một ấn tượng khó phai về nhà chính trị, quân sự kiệt xuất. Vì lẽ đó, trong mắt người hâm mộ phim Trung Quốc và Châu Á, Bào Quốc An vẫn là Tào Tháo kinh điển nhất trong lòng họ.

“Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!”

Trước khi là Tào Tháo của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Bào Quốc An là giảng viên của Học viện Hí kịch Trung ương với vốn liếng sự nghiệp là một số bộ phim nhỏ.

Cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo trở nên vô cùng nổi tiếng tại Trung Quốc và các nước Châu Á. Trong một cuộc phỏng vấn, nam diễn viên họ Bào chia sẻ :"Ra đường, ai cũng gọi tôi là Tào Tháo!."

Một trong những điều mà Bào Quốc An luôn cảm thấy có lỗi nhất với gia đình chính là đôi khi quá chú tâm vào vai diễn mà quên mất vợ con, cha mẹ.

Khi tham gia vai diễn Tào Tháo, Bào Quốc An quá dụng tâm nên ngoài thời gian diễn xuất là ông lao vào tìm hiểu tính cách của nhân vật qua các tài liệu lịch sử. Chính vì thế, giai đoạn đó dường như ông bỏ bê toàn bộ công việc của gia đình.

Bí mật gia đình ‘Tào Tháo’ Bào Quốc An

20 năm sau thành công của Tam Quốc Diễn Nghĩa, người ta vẫn gọi ông là Tào Tháo thay vì Bào Quốc An.

Sau vai diễn Tào Tháo trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quốc An nghỉ ngơi khá lâu để bù đắp cho gia đình. Mãi lâu sau đó, ông mới nhận lời đóng một số phim cổ trang.

Hầu hết các vai diễn sau này của ông đều là vào vai những vị tướng hào sảng, đa mưu túc trí trên màn ảnh.

Vì muốn bù đắp những năm tháng bỏ bê gia đình vì điện ảnh, Bào Quốc An luôn muốn có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc.

Có lẽ hiếm có trường hợp nào trong điện ảnh Hoa ngữ và quốc tế lại có cảnh diễn viên mang theo mẹ già tới trường quay vì không muốn xa mẹ.

Có lần, cha của Bào Quốc An muốn theo con trai tới trường quay tại miền Nam Trung Quốc để quay phim. Suy nghĩ mãi vì sợ cha tuổi cao sức yếu nên Bào Quốc An định không nhận phim đấy.

Tuy nhiên, cha ông lại động viên con trai nên nhận vai và tuyên bố sẽ đi cùng con xuống miền Nam để tiện bề chăm sóc. Và như một định mệnh, cha của Bào Quốc An đã qua đời tại miền Nam, nơi ông quay phim.

Chính vì thế, cảnh tượng Bào Quốc An ôm tro cốt cha trở về Bắc Kinh từ trường quay ở miền Nam khiến nhiều người rơi lệ.

Sau này, vẫn rất có nhiều đạo diễn muốn được mời ông đóng phim. Tuy nhiên, Bào Quốc An khẳng định ông phải dành thời gian cho gia đình nên thỉnh thoảng mới nhận những vai phụ mà thôi.

>> Đám tang Duy Nhân và sự bất nhẫn của "đám đông xấu xí"

>> Angela Phương Trinh phân trần về "vòng hoa viếng gây khó xử"

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại