Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất!

Gabe |

Vào 1 ngày đẹp trời năm 1940, phát xít Đức đang lùng sục khắp các con phố của Copehagen để tìm 2 chiếc huy chương vàng Nobel. Nhưng thật may, chúng đã biến mất rất đúng lúc!

Hoàn cảnh hiểm nghèo của 2 tấm huy chương vàng

Hai chiếc huy chương vàng giải Nobel thuộc về Max von Laue nhà khoa học đạt giải Nobel vật lý năm 1914 và James Franck, nhà vật lý giành giải Nobel năm 1925. Nhưng thân thế của họ cộng thêm chủ trương không để vàng lọt khỏi Đức của bè lũ phát xít đã khiến câu chuyện trở nên phức tạp hơn.

Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 1.

Ba nhà khoa học.

Một người thì gốc Do thái, một người thì lại thuộc phe phản đối đảng Quốc xã, ngặt nghèo là vậy, cho nên họ đã gửi 2 tấm huy chương lại cho người bạn tại Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết, nhà khoa học Niels Bohr (1885-1963) cất giữ hộ.

Nhưng trớ trêu thay, trước nay Viện nghiên cứu của Bohr luôn bị nghi ngờ là che giấu người Do thái (được coi là kẻ thù không đội trời chung với phát xít), nên chính ông cũng biết rằng sớm muộn gì chỗ làm việc của ông cũng trở thành mục tiêu khám xét.

Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 2.

Giải vàng Nobel

Nếu bị phát hiện là bao che cho các nhà khoa học Do thái cũng như có ý định giấu vàng, Bohr chẳng khác nào phải đối mặt với án tử trong hoàn cảnh quân phát xít đã nghi ngờ từ lâu và chỉ còn chờ 1 lý do để kết tội ông!

Và thực sự may mắn khi Bohr có 1 người trợ thủ khác vô cùng thông minh, tài giỏi, đó chính là nhà hóa học người Hungary Georgy de Hevesy, người mà sau này cũng đã giành được 1 giải Nobel dành riêng cho mình!

Giải pháp không ai ngờ tới của những cái đầu thông minh

Ngày phát xít Đức chiếm Copehagen, chúng đã lùng sục khắp nơi và đang tiến tới Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết của Bohr. Thời gian đã gần hết, mọi nỗ lực bây giờ là làm thế nào để giấu được 2 tấm huy chương đi.

Nhưng nó thực sự là 1 việc quá khó, những chiếc huy chương được làm từ vàng 23 kara, quá nặng để đeo hoặc giấu vào người (phương án này rất nguy hiểm vì chắc chắn quân phát xít sẽ khám người), quá sáng, dễ gây chú ý nếu giấu vào đâu đó.

Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 3.

Bohr chụp ảnh cùng Einstein (ngoài cùng bên trái).

Sau này Hevesy chia sẻ rằng, ông từng đề nghị Bohr hãy chôn chúng ở khu vườn đằng sau, nhưng không được đồng ý vì hiển nhiên rằng quân Đức sẽ đào từng tấc đất trong Viện nghiên cứu để truy tìm số vàng kia!

Sau nhiều phương án được đưa ra, cuối cùng Hevesy quyết định sẽ hòa tan chúng bằng dung dịch nước cường toan (là dung dịch hỗn hợp axit nitric đậm đặc và axít clohiđric đậm đặc, với tỉ lệ mol 1:3).

Đây rõ ràng không phải là phương án thích hợp do thời gian đã quá eo hẹp mà quá trình hòa tan thì không hề nhanh chút nào, nhưng họ không có lựa chọn nào khả dĩ hơn! Chúng ta vẫn biết rằng vàng là kim loại rất bền vững, không xỉn, không hòa tan trong bất cứ dung dịch gì, ngoại trừ nước cường toan!

Giải Nobel và bí ẩn về 2 chiếc huy chương vàng biến mất! - Ảnh 4.

Chân dung nhà khoa học tài ba Hevesy.

Dù vậy, Hevesy vẫn quyết tâm thực hiện, ông bỏ 2 chiếc huy chương vào 2 chiếc côc thủy tinh lớn chứa đầy dung dịch cường toan và chờ đợi. Quá trình hòa tan này diễn ra rất chậm, càng chậm hơn đối với những người trong cuộc như Bohr, Hevesy trong khi đó thì kẻ thù đã gần tới cửa!

Đúng như dự tính từ đầu, khi quân phát xít đến, chúng lật tung cả Viện nghiên cứu, tìm từng trong từng căn phòng, từng chiếc tủ. Nhưng lạ kỳ thay lại không tìm thấy bất cứ thứ gì như đã tin tình báo!

Hevesy bị ép buộc phải tới Stockholm vào năm 1943, sau này khi trở lại đây, 2 chiếc cốc thủy tinh vẫn nằm nguyên vẹn trên kệ trong phòng thí nghiệm! Nửa chặng đường ông đã đi quá, nửa còn lại chính là phải tách vàng từ 2 dung dịch trên để trả lại cho chủ nhân của chúng!

Và tất nhiên Hevesy không làm chúng ta phải thất vọng, tháng 1/1950, ông gửi lại nguyên vẹn số vàng thô tách được cho Viện hàng lâm khoa học Thụy Điển và chúng được đúc lại, giao tận tay cho 2 nhà khoa học Laue và Franck vào năm 1952.

Đây có thể coi là chiến công phi thường của Hevesy, 1 trong những cái đầu thông minh nhất thế giới, Không súng không đạn vẫn có thế chơi phát xít Đức 1 vố đau!

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại