Giải mã những ngôn ngữ cải tiến kỳ lạ nhất thế giới

QV |

Được sáng tạo ra nhằm khắc phục hạn chế của các thứ tiếng thông dụng như tiếng Anh, tiếng Trung, tuy nhiên những ngôn ngữ kiểu mới này nhanh chóng bị quên lãng.

Giải mã những ngôn ngữ cải tiến kỳ lạ nhất thế giới - Ảnh 1.

Volapük với tập hợp ưu điểm từ tiếng Anh, Pháp, Đức từng được kỳ vọng sẽ trở thành ngôn ngữ thông dụng nhất.

Thế giới tồn tại khoảng 7.000 ngôn ngữ, trong đó tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh là những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất.

Mặc dù tiếng Anh được coi như ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng nhất, thứ tiếng này trên thực tế vẫn bị đánh giá là có ngữ pháp trúc trắc và nhiều từ ngữ, quy tắc bất hợp lý. Do đó, vẫn có nhiều học giả muốn sáng tạo những loại ngôn ngữ mới logic, dễ học, dễ nhớ hơn.

Ngôn ngữ Volapük – sự pha trộn Anh, Pháp, Đức

Những năm 1880, một giáo sĩ đến từ Baravia, miền Nam nước Đức, đã sáng tạo nên một ngôn ngữ mới mang tên Volapük với hy vọng sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới. Volapük là một sự pha trộn giữa các từ ngữ tiếng Anh, Pháp và Đức.

Tuy nhiên, Volapük rất khó sử dụng, khó phát âm và cấu trúc ngữ pháp rắc rối như tiếng Latin. Sau đó vài năm, Volapük nhanh chóng chìm vào lãng quên và nhường sự chú ý cho một ngôn ngữ khác được phát minh tiếp theo là Esperanto.

Khắc phục nhược điểm của Volapük, Quốc tế ngữ - Esperanto có thể dễ học hơn và người học chỉ mất khoảng 1 buổi để nắm được các quy tắc sử dụng cơ bản.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực trên, tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế với hơn 2 tỉ người sử dụng, tương đương khoảng 1/3 dân số thế giới.

Ngôn ngữ Toki Pona - ngôn ngữ chỉ có vỏn vẹn 123 từ

Giải mã những ngôn ngữ cải tiến kỳ lạ nhất thế giới - Ảnh 2.

Toki Pona là ngôn ngữ kết hợp các từ đơn để định nghĩa một từ mới.

Lần đầu tiên được công bố trực tuyến vào năm 2001, ngôn ngữ này được sáng tạo bởi dịch giả kiêm nhà ngôn ngữ Sonja Lang tới từ Toronto, Canada.

Đây là một ngôn ngữ tối thiểu, tập trung vào các khái niệm và yếu tố đơn giản, tương đối phổ quát giữa các nền văn hóa. Tiện lợi hơn, một người chỉ mất khoảng 30 giờ để có thể làm chủ ngôn ngữ này.

Cụ thể, tổng vốn từ vựng của Toki Pona chỉ gồm 123 từ tạo thành từ 14 âm gốc là: p, t, k, s, m, n, l, j, w, a, e, i, o, u. Những âm gốc này sẽ được ghép lại với nhau, tạo thành những từ có biểu tượng cơ bản nhất, gần gũi với khái niệm có liên quan.

Ví dụ, từ "hạnh phúc" trong Toki Pona là "cảm thấy tốt", "rượu" được ghép từ nước và say tạo thành "nước say", hay "địa chất" là "trái đất học"…

Đối với việc diễn đạt con số ở Toki Pona cũng được tối giản hết mức. Sonja Lang ban đầu chỉ cho Toki Pona các từ wan (số một), tu (số hai) và luka (tay hoặc cánh tay) để chỉ số năm và mute để chỉ số 10.

Những từ ngữ chỉ con số này được lặp đi lặp lại theo lối cộng cho đến khi mô tả được số mong muốn. Ví dụ, theo cách diễn đạt của Toki Pona, luka luka luka wan có nghĩa là mười sáu.

Solresol: Ngôn ngữ như âm nhạc

Giải mã những ngôn ngữ cải tiến kỳ lạ nhất thế giới - Ảnh 3.

Những nốt nhạc có thể tạo nên thứ ngôn ngữ du dương nhất Trái đất.

Cha đẻ của ngôn ngữ này là Francois Sudre (1787- 1862) - nhà soạn nhạc người Pháp, ở nửa đầu thế kỷ 19. Có thể nói, Solresol là một điển hình cho loại ngôn ngữ quốc tế bổ trợ: Một ngôn ngữ được đơn giản hóa tới mức có thể, tạo điều kiện cho giao tiếp quốc tế trở nên dễ dàng hơn.

Solresol là ngôn ngữ đầu tiên được nhiều người công nhận và sử dụng, nhưng với tính năng chuyển tải "ngôn ngữ âm nhạc" với hệ thống thất âm 7 bậc cơ bản, sắp xếp từ âm vực cao đến thấp: Đồ, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, nó mới được tôn vinh là ngôn ngữ "có một không hai".

Điều này chứng tỏ, ngôn từ có thể được diễn đạt bằng các nốt nhạc. Và âm nhạc chính là "ngôn ngữ chung nhất" của con người.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại