Giải mã bí ẩn xác ướp em bé Ai Cập 2.000 năm tuổi nhờ công nghệ mới

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học mới đây sử dụng công nghệ quét 3D giúp làm sáng tỏ bí ẩn về xác ướp em bé 2.000 tuổi ở Ai Cập.

Bằng cách sử dụng công nghệ quét 3D mới, các nhà khoa học đã tạo dựng được một mô hình bản sao của xác ướp bé gái 2.000 năm tuổi trong bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở San Jose thuộc tiểu bang California, Mỹ.

Xác ướp bé gái khoảng 4 - 6 tuổi có niên đại cách đây 2.000 năm. Xác ướp được bọc kín bằng vải lanh với bông tai hình tròn, một sợi dây chuyền và bùa hộ mệnh.

Giải mã bí ẩn xác ướp em bé Ai Cập 2.000 năm tuổi nhờ công nghệ mới - Ảnh 1.

Các nhà khoa học sử dụng công nghệ quét 3D mới để tạo mô hình 3D cho xác ướp bé gái Ai Cập 2.000 năm tuổi. Ảnh: Volume Graphics

Điều này khiến nhiều người cho rằng cô bé có thể xuất thân từ một gia đình giàu có. Trong đó, nhiều bộ phận nội tạng của xác ướp được loại bỏ nhằm hạn chế sự "tấn công" của vi khuẩn.

Các nhà khoa học đã tạo dựng một mô hình 3D về xác ướp để tìm ra bí ẩn xung quanh cái chết của bé gái cách đây 2.000 năm.

Vì không biết tên thật của em bé, nên các nhà khoa học đã gọi xác ướp là Sherit (theo tiếng Ai Cập thì có nghĩa là "người nhỏ bé").

Julie Scott, Giám đốc điều hành của Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian ở San Jose, nơi xác ướp được trưng bày, cho biết: "Đối với chúng tôi, giá trị của dự án này là đưa câu chuyện của cô bé này vào cuộc sống. Sherit đã đến bảo tàng này trong năm 1930, nhưng chúng tôi biết rất ít về cô bé".

Giải mã bí ẩn xác ướp em bé Ai Cập 2.000 năm tuổi nhờ công nghệ mới - Ảnh 2.

Xác ướp em bé Ai Cập 2.000 tuổi đã được trưng bày ở Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian từ năm 1930 nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Ảnh: Volume Graphics

Scott cho biết, sau khi chụp CT vào năm 2005, các nhà nghiên cứu đã xác định được tuổi và tình trạng sức khỏe của bé gái.

Kết quả cho thấy bé gái khoảng 4 – 6 tuổi có dấu hiệu qua đời do mắc bệnh kiết lỵ.

Gần đây, các nhà nghiên cứu kết hợp những ảnh chụp cắt lắp CT với máy quét 3D cầm tay Artec Eva để cung cấp một hình ảnh 3D đầy đủ màu sắc và có thể quét tổng thể chi tiết các bộ phận của xác ướp mà không cần phải chạm vào nó.

Sherit là một trong những xác ướp đầu tiên được phân tích bằng kỹ thuật mới. Nếu máy quét CT có khả năng xâm nhập sâu xuống bên dưới lớp vỏ bọc xác ướp, thì máy quét 3D cầm tay lại có khả năng quét màu, chụp những chi tiết mà máy quét CT không thể phát hiện thấy.

Giải mã bí ẩn xác ướp em bé Ai Cập 2.000 năm tuổi nhờ công nghệ mới - Ảnh 3.

Kỹ thuật mới này cho phép quét toàn bộ và chính xác các bộ phận trên xác ướp bằng hình ảnh mô hình 3D đầy màu sắc. Ảnh: Volume Graphics

Kết hợp cả hai lần quét tạo thành một mô hình xác ướp 3D duy nhất được sử dụng phần mềm do công ty Volume Graphics phát triển.

Phát ngôn viên của Artec 3D cho biết: "Ứng dụng của công nghệ này có thể giúp bảo vệ di sản văn hoá, pháp y, khảo cổ học, nhân chủng học và khoa học y tế".

Xem video mô hình 3D của xác ướp bé gái Ai Cập 2.000 năm tuổi:

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00
Video hiện chưa sẵn sàng

Mô hình 3D của xác ướp bé gái Ai Cập 2.000 năm tuổi. Nguồn: Volume Graphics

Christof Reinhart, giám đốc điều hành của Volume Graphics, cho biết: "Kỹ thuật mới này cho phép mô tả hình ảnh chính xác hơn gần như tất cả các loại đồ vật, và do đó giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về những vật thể được quét".

Scott cho biết, mô hình 3D này sẽ cho phép du khách đến tham quan Bảo tàng Ai Cập Rosicrucian có thể quan sát xác ướp bé gái 2.000 tuổi một cách chi tiết bằng màn hình iPad. Thậm chí, khách du lịch có thể di chuyển iPad qua xác ướp để xem thêm các bản quét liên quan.

Công nghệ mới này hy vọng có thể giúp truyền cảm hứng cho du khách hiểu và cảm thấy gần gũi hơn với cô bé đã sống cách đây hàng nghìn năm.

Nguồn: Dailymail, Livescience

Đọc tin tức khoa học, công nghệ mới nhất tại Soha.
Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Báo Ba Lan: Tên lửa Việt Nam gây kinh ngạc trước cả trăm ngàn người, hé lộ năng lực "nhiều nước không có"

13/01/2025 06:47

Thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước đã đưa Việt Nam trở thành một số ít quốc gia trên thế giới sở hữu năng lực này.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại