Già cỗi và cũ kỹ, vì sao trực thăng Mi-24P vẫn có thể đánh bại "Gã da Đỏ” của Mỹ?

Trà Khánh |

Bay lần đầu tiên vào năm 1969, tới nay “Cá Sấu” Mi-24P đã bước qua tuổi 50 nhưng nó vẫn là dòng trực thăng tấn công thành công nhất lịch sử, vượt mặt cả “Gã da Đỏ” AH-64 Apache.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với Sputnik bên thềm Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2019, đại diện Nhà máy chế tạo Rostvertol – Một thành viên thuộc Tập đoàn Trực thăng Nga đã tiết lộ lý do vì sao dòng trực thăng tấn công thành công nhất của Nga "Cá Sấu" Mi-24P có thể đánh bại các mẫu trực thăng khác trên thị trường vũ khí quốc tế.

Theo thiết kế sư chính của Nhà máy Rostvertol, ông Alexander Lototsky cho biết, dù đã có tuổi đời phục vụ hàng chục năm thế nhưng Mi-24P vẫn chưa hề già. Giá trị của Mi-24P cũng đã được chứng minh trên thị trường quốc tế như một trong những dòng trực thăng tấn công đáng tin cậy nhất và có hiệu quả chiến đấu cao.

Già cỗi và cũ kỹ, vì sao trực thăng Mi-24P vẫn có thể đánh bại Gã da Đỏ” của Mỹ? - Ảnh 1.

Trực thăng tấn công Mi-24P trình diễn tại Triển lãm MAKS-2019. Ảnh: steehouwer.com.

Tại Nhà máy Rostvertol trong một số gian đoạn, quá trình sản xuất và phát triển của Mi-24P bị tạm dừng để nhường chỗ cho việc phát triển "Thợ săn đêm" Mi-28N - kẻ khiến Mi-24P trở nên lỗi thời chỉ sau một đêm. Tuy nhiên điều này lại mang đến cho Mi-24P lợi thế lớn trước các đối thủ.

Bên cạnh đó việc ngưng hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện máy bay nước ngoài, cũng là một trong những yếu tố khiến Nhà máy Rostvertol có thể đưa ra được gói nâng cấp toàn diện dành cho Mi-24P và giờ đây nhà máy này đã nội địa hóa 100% Mi-24P.

Theo ông Alexander Lototsky, trong quá trình hiện đại hóa Mi-24P, Nhà máy Rostvertol đã sử dụng lại một số bộ phận của trực thăng tấn công Mi-35 (biến thể hiện đại hóa sâu của Mi-24P), hầu hết các bộ phận này đều là các thiết bị điện tử hàng không như hệ thống dẫn đường, điều hướng điện tử cho đến hệ thống trinh sát và điều khiển hỏa lực.

Có thể nói các thiết bị analog trên Mi-24P đều được tự động hóa một cách tối đa cho phép phi hành đoàn của nó có thể tìm và diệt bất cứ mục tiêu nào từ dưới mặt đất cho đến trên không chỉ với một thao tác.

Cùng với hệ thống thiết bị điện tử, hệ thống vũ khí của Mi-24P cũng được thay đổi cho phù hợp hơn với môi trường tác chiến hiện tại. Theo đó ở biến thể mới nhất, Mi-24P được vũ trang thêm pod UPK-23-250 mang theo pháo hai nòng 23mm NPPU-23.

Già cỗi và cũ kỹ, vì sao trực thăng Mi-24P vẫn có thể đánh bại Gã da Đỏ” của Mỹ? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa dẫn đường Ataka và pod pháo UPK-23-250 trên trực thăng Mi-24P. Ảnh: Sputnik.

Già cỗi và cũ kỹ, vì sao trực thăng Mi-24P vẫn có thể đánh bại Gã da Đỏ” của Mỹ? - Ảnh 3.

Tổ hợp tên lửa không điều khiển S-8 và bom thông dụng FAB-100 mà Mi-24P có thể mang theo. Ảnh: Sputnik.

Ngoài ra Mi-24P cũng được vũ trang thêm hai pod phóng rocket B8V20 có thể mang theo 20 quả rocket 80mm S-8, pod mang bom nặng từ 50-500kg và 8 tên lửa chống tăng dẫn đường Ataka. Tất cả số vũ khí này đều được bố trí ở hai bên cánh phụ.

Cũng theo ông Alexander Lototsky gói nâng cấp mới dành cho dòng trực thăng tấn công Mi-24 của Nhà máy Rostvertol hiện tại chỉ tương thích với các biến thể Mi-24P và Mi-24V, còn các biến thể Mi-24A, Mi-24D thì lại là chuyện hoàn toàn khác khi thiết kế của chúng có quá nhiều điểm khác biệt.

Từ những điểm đã nêu trên có thể thấy gói nâng cấp mới dành cho Mi-24P của Nhà máy Rostvertol đã mang lại một sức sống mới cho Mi-24P cho phép nó có thể tiếp tục hoạt động thêm ít nhất một thập kỷ nữa.

Bên cạnh đó gói nâng cấp này không chỉ dành cho các quốc gia đang sở hữu Mi-24P mà còn hướng tới các khách hàng tiềm năng của dòng trực thăng tấn công này. Và trên thị trường vũ khí quốc tế hiện tại trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ lại có thể thêm một đối thủ đáng gờm đến từ Nga.

Phiên bản xuất khẩu trực thăng tấn công chiến đấu Mi-24P

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại