Đòn hủy diệt chớp nhoáng: Sự kết nối giữa tên lửa Rubezh với Iskander sẽ tạo ra điều gì?

Bảo Lam |

Việc các tổ hợp tên lửa của Nga kết nối hoạt động có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng một cuộc tấn công nhằm vào Nga khi nó bao phủ được cả “vùng chết”.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga, ông Constantin Dushenkov, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Den TV", đã chia sẻ về khả năng phối hợp của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 Rubezh với tổ hợp tên lửa chiến thuật "Iskander" phiên bản nâng cấp và những tổ hợp tên lửa tầm ngắn.

Ông Dushenkov tuyên bố rằng, tổ hợp RS-26 mang tên lửa xuyên lục địa sẽ là một sức mạnh hủy diệt mới trong kho vũ khí của Nga.

Hiện giờ Nga có một dự án hết sức thú vị - tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-26 "Yars-M" mà được biết tới với tên gọi "Rubezh". Tổ hợp này không có phiên bản sử dụng giếng phóng mà được phóng từ mặt đất.

Thiết kế này có một đặc điểm hết sức quan trọng - "Rubezh" sẽ sở hữu nhưng tính năng của cả tên lửa xuyên lục địa, có nghĩa là nó mang đầu đạn đơn hạng nhẹ giúp nó có thể bay qua 10 nghìn km, lại vừa sở hữu tính năng của tên lửa tầm trung vì khoảng cách tối thiểu ("vùng chết") để phóng tới mục tiêu chỉ là khoảng 2 nghìn km.

Trước đó "vùng chết" này của tên lửa xuyên lục địa là 5,5 nghìn km. Theo lời của chuyên gia này, việc các tổ hợp tên lửa của Nga kết nối hoạt động có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng một cuộc tấn công nhằm vào Nga khi nó bao phủ được cả "vùng chết".

Đòn hủy diệt chớp nhoáng: Sự kết nối giữa tên lửa Rubezh với Iskander sẽ tạo ra điều gì? - Ảnh 1.

Xe bệ phóng được cho là của tổ hợp tên lửa RS-26 Rubezh.

"Rubezh" sắp sửa được bàn giao cho quân đội bởi vì công tác thử nghiệm đang diễn ra rất thành công. Nếu như tính tới việc Nga sở hữu cả hệ thống phòng không tầm ngắn với bán kính hoạt động tối đa 500km thì khi kết nối chúng với nhau, bán kính "vùng chết" chỉ còn 1,5km.

Với nhiệm vụ này, tôi cho rằng hệ thống nâng cấp "Iskander" có thể làm được. "Rubezh" hoạt động kết nối với "Iskander" và các tổ hợp tầm ngắn giúp vá được toàn bộ những lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ. Nga sẽ có khả năng triển khai tấn công tên lửa chớp nhoáng nhằm vào những mục tiêu từ 50 cho đến 10 nghìn km.

Thêm một đặc điểm của "Rubezh" đó là tính cơ động. Nó có thể được di chuyển bằng máy bay vận tải. Nói cách khác, Nga có khả năng trong vòng 1-2 ngày thiết lập một cú đấm hạt nhân gần như ở khắp mọi nơi trên đất nước.

Có nghĩa là nó sẽ khiến cho đối phương thực sự đau đầu vì không thể biết được những tổ hợp này sẽ xuất hiện ở đâu vào ngày hôm sau. Điều đó sẽ khiến đối phương bị đảo lộn hoàn toàn kế hoạch tấn công.

Khi đưa ra kết luận, ông Dushenkov bổ sung thêm rằng hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy một chất lượng hoàn toàn mới của các loại vũ khí chiến lược do Nga sản xuất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại