Đại tá Ấn Độ: Tên lửa S-400 không "thần thánh" như Nga khoe khoang!

Trung Phạm |

Trong bài viết đăng tải trên Tạp chí The Print, Đại tá Vinayak Bhat đã chỉ ra một số hạn chế của tên lửa S-400 khi được ứng dụng trong môi trường chiến đấu thực tế ở Ấn Độ.

Hợp đồng mua bán hệ thống phòng không S-400 giữa Ấn Độ và Nga được kỳ vọng sẽ mang lại cho New Delhi những khả năng phòng thủ mới, giúp Ấn Độ nâng cao năng lực bảo vệ các thành phố và cơ sở hạ tầng quốc gia trọng yếu.

Các chuyên gia quân sự, quốc phòng xem S-400 như một loại vũ khí thay "đổi cuộc chơi" và rất vào hứng đón nhận, mong ngóng tổ hợp này sẽ được triển khai trên lãnh thổ Ấn Độ trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, trong thời khắc "hân hoan phấn khởi này", theo cựu Đại tá Vinayak Bhat - nhà phân tích hình ảnh vệ tinh và là người đã có thâm niên hơn 33 năm làm việc cho Quân đội Ấn Độ, thì vẫn rất cần phải hiểu rằng mọi hệ thống đều có những hạn chế của nó và tất nhiên S-400 cũng không phải ngoại lệ.

Trong bài viết của mình đăng tải trên Tạp chí The Print, Đại tá Vinayak Bhat đã chỉ ra một số hạn chế của S-400 khi được ứng dụng trong môi trường chiến đấu thực tế ở Ấn Độ.

Thời gian triển khai 5 phút

Thời gian triển khai 5 phút nói chung phù hợp với các khu vực như các đồng bằng ở Punjab hay sa mạc Rajasthan.

Tuy nhiên, khi triển khai ở những địa bàn đồi núi hoặc rừng rậm thì muốn gia tăng trường nhìn, các radar 96L6 và 92N6 của hệ thống S-400 cần phải được dựng cao hơn so với địa hình xung quanh. Bởi trường nhìn của các radar này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định và chỉ thị mục tiêu.

Nhưng việc tăng trường nhìn chỉ có thể đạt được khi sử dụng cột radar 40V6 hỗ trợ hệ thống S-400. Muốn vậy, lại phải tháo dỡ 92N6 khỏi khung gầm di động MZKT-7930 và lắp trên cột 40V6.

Toàn bộ quá trình này mất khoảng 45- 90 phút. Do đó, thời gian 5 phút triển khai cần phải được hiểu theo những khái niệm rất cụ thể ở một quốc gia có nhiều địa hình gập ghềnh, không bằng phẳng như Ấn Độ.

Đại tá Ấn Độ: Tên lửa S-400 không thần thánh như Nga khoe khoang! - Ảnh 1.

S-400 triển khai bảo vệ Moscow

Tầm tấn công hiệu quả

Hệ thống S-400 mà Nga xuất khẩu trang bị tên lửa 48N6E3, tức phiên bản xuất khẩu của tên lửa 48N6DM. Tầm bắn của 48N6E3 chỉ từ 3-240 km chứ không phải 400 km như quảng cáo.

Ngay cả ở Nga, các tên lửa 40N6 có tầm tấn công 400 km cũng còn chưa rõ đã được đưa vào sử dụng hay chưa.

Tên lửa 9M96 được Nga chào bán cùng các hệ thống S-300PMU2 nhưng cho tới nay cũng chưa có nước nào bày tỏ sự quan tâm tới. Những tên lửa này cũng khó có khả năng được triển khai cùng các hệ thống S-400 ở Nga mà là dành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-350.

Vì vậy, tầm tấn công của các hệ thống S-400 mà Ấn Độ mua chắc chắn chỉ có thể là 240 km.

Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo

Tên lửa 48N6E3 mà Nga chào hàng xuất khẩu cùng S-400 sử dụng đầu đạn dẫn hướng 180 kg có trần hoạt động hiệu quả từ 10 m đến 27 km.

Mặc dù đầu đạn dẫn hướng có thể gia tăng hiệu quả của tên lửa chống tên lửa đạn đạo chiến thuật (ATBM) nhưng hầu hết các tên lửa đạn đạo đều di chuyển ở các trần bay cao hơn nhiều độ cao 27 km của S-400.

Điều này có nghĩa là chúng sẽ chỉ bị đánh chặn ở pha bay cuối, phụ thuộc vào tốc độ của tên lửa tấn công.

Đại tá Ấn Độ: Tên lửa S-400 không thần thánh như Nga khoe khoang! - Ảnh 2.

Các bộ phận của hệ thống S-400 triển khai gần Elektrostal, Nga

Đánh chặn tên lửa siêu thanh

Các vũ khí siêu thanh đang được thử nghiệm ở Mỹ thường đạt vận tốc Mach 5+ ở trần bay từ 50 km đến 60 km.

Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc, đặc biệt là tên lửa Dongfeng DF-ZF hoặc DF-17, được cho là có thể bay ở độ cao từ 80-90 km với vận tốc trên Mach 10+.

Tên lửa 48N6E3 không thể đạt được các độ cao như vậy và cũng không vươn tới được vận tốc của các tên lửa siêu thanh.

Do đó, ngay cả khi một hệ thống S-400 được triển khai gần biên giới Ấn Độ phát hiện thấy một tên lửa siêu thanh tấn công nhằm vào New Delhi hay Mumbai, nó cũng sẽ không thể đánh chặn được do những hạn chế về vận tốc và độ cao.

Đại tá Ấn Độ: Tên lửa S-400 không thần thánh như Nga khoe khoang! - Ảnh 3.

S-400 triển khai tại Syria

Khả năng chống tên lửa của Pakistan

Hầu hết các báo cáo đều cho rằng S-400 có thể đánh chặn được 36 tên lửa đạn đạo hạt nhân nhằm vào Ấn Độ cùng một lúc.

Hệ thống chỉ huy của S-400 có khả năng bám bắt tới 100 mục tiêu và điều khiển 6 khẩu đội ở khoảng cách 40 km.

Tuy nhiên, radar chỉ thị mục tiêu 92N6 với những công nghệ kỹ thuật số mới nhất và các bộ vi xử lý tiên tiến cũng chỉ có thể điều khiển được 12 tên lửa ngắm bắn 6 mục tiêu.

Thời gian bay của các tên lửa đạn đạo (BM) từ Mỹ sang Nga rơi vào khoảng 30 phút trong khi đó thời gian bay từ Ấn Độ tới Pakistan chỉ mất có 5 phút.

Video hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga khai hỏa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại