Đặc nhiệm tên lửa Nga và "quả lựu đạn" đặc biệt dành cho Mỹ-NATO

Bảo Lam |

Việc triển khai các cấu phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF khiến giới quân sự Nga lập tức phản ứng trước những mối hiểm họa mới.

Theo chuyên gia Nga Sergey Andreev, bất chấp những ý kiến khác nhau, người Nga không cần phải bỏ ra nhiều tiền cho lá chắn tên lửa mới - mũi nhọn của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đã được nghĩ ra và thử nghiệm từ lâu.

"Quả lựu đạn" dành cho NATO

Liên Xô tiếp cận vấn đề ngăn ngừa mọi mối đe doạ từ các nước NATO một cách rất căn cơ.

Ngoài số lượng lớn các tàu ngầm được trang bị không chỉ tên lửa đạn đạo, mà cả các tên lửa hành trình với đầu đạn hạt nhân, thì từ thập niên 1970, công nghiệp quốc phòng Nga đã nghiên cứu chế tạo vài chục loại tên lửa hành trình trang bị trên các xe đầu kéo bánh hơi đầy sức mạnh.

Bên cạnh đó, người Nga cũng đã nghiên cứu chế tạo tổ hợp tên lửa siêu hiện đại "Tochka" để thay thế các tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật "Luna" và "Elbrus", họ còn chế tạo vũ khí đáp trả tuyệt đối.

Đó chính là các tên lửa hành trình tầm xa có khả năng san bằng tất cả những căn cứ bố trí tên lửa, tên lửa chống tên lửa và mọi căn cứ quân sự quy mô lớn gây huy hiểm.

Đặc nhiệm tên lửa Nga và quả lựu đạn đặc biệt dành cho Mỹ-NATO - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình chiến lược 3M-10 tầm bắn 2900km có vận tốc bay: 720km/h mang theo đầu đạn hạt nhân với sức công phá 200kiloton. Ảnh: militaryrussia.ru

Vào cuối thập niên 70, các hoạt động nghiên cứu khoa học và thiết kế đã dẫn các nhà khoa học Liên Xô tới việc chế tạo một trong những tên lửa hành trình chiến lược phóng từ tàu chiến 3K-10 "Granat", mà nhiều chuyên gia trong nước gọi nó là "Tomahawk của Nga".

Không có những bí mật lớn trong việc chế tạo các tên lửa hành trình loại này - "bộ não" điện tử của nó được cài đặt các toạ độ những mục tiêu đã được trinh sát trước, sau đó mọi tàu ngầm đa năng có thể dễ dàng khai hoả nhằm vào các mục tiêu ở độ sâu chiến thuật và chiến lược.

Nói một cách đơn giản, người Nga đã có cách giải quyết "tao nhã" đánh quỵ sức mạnh quân sự của Mỹ và NATO tại châu Âu bằng việc "ném như ném lựu đạn" cùng lúc vài trăm quả tên lửa hành trình từ điểm bất kỳ nào trên Địa Trung Hải và Biển Baltic, ở khu vực đông Đại Tây Dương và thậm chí từ Ấn Độ Dương.

Kích thước của loại tên lửa hành trình này gọn đến mức có thể "nhồi" vào các máy phóng ngư lôi 533mm trên tất cả những tàu ngầm nguyên tử đa năng. Chúng rất khó bị phát hiện nên cho phép Nga chỉ cần phóng "một loạt" nhằm vào mọi điểm trên lãnh thổ châu Âu là đủ để đảm bảo 99,9% các mục tiêu bị tiêu diệt.

"Người cha" đối với tên lửa Kalibr

Dù rất mạnh nhưng tên lửa hành trình tầm xa Granat lại vấp phải một hạn chế rất nghiêm trọng, đó là phải chế tạo các tàu ngầm nguyên tử siêu hiện đại và tiếng ồn thấp để mang phóng chúng, không chỉ vô cùng tốn kém, mà còn mất rất nhiều thời gian.

Những đặc tính này được các kỹ sư thiết kế, cũng như giới quân sự hiểu rất rõ. Kết quả là đến năm 1985, tổ hợp đặc biệt với tên lửa hành trình tầm xa lắp đặt trên chiếc xe đầu kéo quân sự 4 trục thông thường đã được chế tạo để phù hợp phần nào với các tên lửa hải quân.

Đơn vị thiết kế chủ lực, Phòng Thiết kế "Novator"đã thành công trong việc chế tạo ra một tổ hợp tên lửa chính xác với chi phí sản xuất tối thiểu.

Đặc nhiệm tên lửa Nga và quả lựu đạn đặc biệt dành cho Mỹ-NATO - Ảnh 2.

Những phương tiện phóng tên lửa hành trình Kalibr. Ảnh: militaryrussia.ru.

"Lời đáp trả rẻ tiền" dành cho các tên lửa Tomahawk ngay khi phóng thử nghiệm đã chứng tỏ được những tính năng đặc biệt.

6 tên lửa được kết hợp trong bệ phóng "giải quyết" mục tiêu với sai số không quá 10-15m, với sức công phá của đầu đạn hạt nhân là 150 kilotonn (sức công phá của quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima chỉ là 18 kilotonn) ngang bằng với việc bắn trúng hồng tâm.

Cần phải nhấn mạnh rằng những chỉ số này đạt được mà không cần sử dụng dẫn hướng vệ tinh và các hệ thống hỗ trợ thông minh khác - những thứ mà khiến cho giá thành một quả tên lửa Tomahawk của Mỹ lên tới cả triệu đôla.

Tổng cộng 2 năm sau khi bắt tay vào nghiên cứu chế tạo, hệ thống độc đáo này đã được bàn giao cho quân đội với mã số 3K12. Nhờ khả năng hủy diệt khủng khiếp, san phẳng mục tiêu giống như cảnh quan trên mặt trăng nên tổ hợp được đặt tên là "Địa hình" (Relief).

Nói đúng ra, Liên Xô trong thời hạn ngắn nhất đã chế tạo được phiên bản kích cỡ nhỏ của các tên lửa khổng lồ "Topol" và "Yars" và đặt chúng trên những phương tiện cơ giới không thể bị phát hiện từ vệ tinh.

Tổ hợp này chỉ mất không quá 5 phút để chuyển từ trang thái từ hành quân sang chiến đấu. Từ trường bắn Elgava đặt tại nước cộng hoà Xô Viết Latvi, các tên lửa hành trình có thể bắn tới mọi điểm trên lãnh thổ châu Âu.

Kẻ huỷ diệt hệ thống phòng thủ

Các tổ hợp "Địa hình" cùng những tên lửa hành trình tầm xa phục vụ trong quân đội đến khi Liên Xô và Mỹ ký Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung và tầm ngắn có hiệu lực từ 1/6/1988.

Tuy nhiên kẻ hưởng lợi chủ yếu của Hiệp ước này chính là người Mỹ - ngoài việc nghiên cứu chế tạo các tên lửa hành trình không quân vào năm 1991, Hải quân Mỹ vẫn còn giữ số lượng đáng kể các tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến.

Đặc nhiệm tên lửa Nga và quả lựu đạn đặc biệt dành cho Mỹ-NATO - Ảnh 3.

Tổ hợp tên lửa "Relief"

Nga trong vấn đề này luôn bị coi là bên thất bại, và hiện trạng duy trì tới tận ngày 7/10/2015, khi các tàu chiến của Hạm đội Caspi phóng 26 quả tên lửa hành trình không ai biết tên qua lãnh thổ của 3 quốc gia.

Hơn 1 tiếng sau, được biết rằng các tên lửa của tổ hợp Kalibr-N" - hậu duệ trực tiếp của các tên lửa 3K-10 Granat, đã thổi tung 11 cứ điểm của phiến quân ở một số tỉnh của Syria sau khi bay qua hơn 1500km.

Các chuyên gia quân sự của Mỹ phải nhờ đó mới biết được rằng tầm bắn tối đa của những tên lửa tổ hợp Kalibr có thể trên 1500km.

Đặc nhiệm tên lửa Nga và quả lựu đạn đặc biệt dành cho Mỹ-NATO - Ảnh 4.

Các địa điểm bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa của châu Âu.

Hồi cuối tháng 10/2018, trong khuôn khổ cuộc hội đàm với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, TT Nga Vladimir Putin đã tuyên bố rằng trong trường hợp cần thiết, Các lực lượng vũ trang Nga và ngành công nghiệp có thể phản ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm trung và ngắn (INF).

Ngoài những tên lửa hành trình tối tân với tầm bay không hạn chế, Nga còn có cả những tên lửa giá thành thấp, đơn giản và hiệu quả, mà trong trường hợp cần thiết có thể nhanh chóng bố trí cho các bệ phóng trên bộ. Đây được coi là lực lượng đặc nhiệm tên lửa phản ứng nhanh trước những mối hiểm họa mới.

Trong lĩnh vực này, cuộc chạy đua vũ trang đối với Nga sẽ kết thúc thậm chí không cần sự tham gia trực tiếp bởi vì những mẫu phát triển dựa trên các tổ hợp "Granat" và "Relief" không hề mất đi.

Bên cạnh đó, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước giống như phát súng bắn vào chân mình: về bản chất, TT Mỹ Donald Trump không chỉ tiết kiệm cho ngành công nghiệp Nga vài năm mà còn là hàng tỷ USD cho phát triển hạm đội.

Một vấn đề khác quan trọng hơn – nếu mọi thứ sẽ dẫn tới việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước và Nga phát triển các tổ hợp trên bộ trang bị tên lửa hành trình, thì hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ mà được gọi là "lá chắn" sẽ bị xoá sổ khỏi mặt đất cùng với một cuộc tấn công đáp trả bằng hạt nhân.

Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công khủng bố ở Hama, Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại