59 người coi 1 thí sinh: "Lần đầu tiên Bộ GD dũng cảm đến thế"!

Trần Chân |

(Soha.vn) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 với câu chuyện hàng chục người phục vụ coi thi cho 1 thí sinh tiếp tục gây ý kiến trái chiều trong dư luận.

Trên trang cá nhân Hiệu Minh, một blogger có tiếng trong cộng đồng mạng vừa chia sẻ về sự việc liên quan tới kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014. Trong đó, vấn đề chính được nói tới là việc hội đồng thi 20 người ở trường THPT Quang Trung (Hà Nội) lập ra chỉ để coi thi 1 thí sinh.

Blogger này viết: “20 cán bộ người coi, canh gác cho một thí sinh thi môn Sử. Tại hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quang Trung ở Hà Nội chiều ngày 2 tháng 6, 2014, một lực lượng cán bộ coi thi gồm thanh tra, giám thị, lãnh đạo hội đồng coi thi, chưa kể nhân viên bảo vệ và công an giữ trật tự cho cuộc thi lên đến 20 người, chỉ để canh gác cho... một thí sinh làm bài thi môn sử kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay. Công nhận là nước mình pha phí sức lao động..."

Ngoài hội đồng thi nêu trên, ở Nghệ An cũng có một trường hợp tương tự nhưng với quy mô lớn hơn khi có tới 59 cán bộ có mặt tại trường THPT Thái Lão, trong đó có 37 giám thị coi thi, còn lại là bảo vệ, phục vụ, lực lượng công an, quân đội...

Cũng chính vì thế, dòng chia sẻ này sau khi được đăng tải đã thu hút được nhiều sự chú ý từ phía dân mạng. Một số người có cùng quan điểm với Hiệu Minh khi cho rằng đây là một việc làm vô cùng lãng phí và máy móc.

Tuy nhiên, thành viên G.N.Đ lại có một ý kiến hoàn toàn khác về vấn đề này. Anh cho rằng, việc làm này là một quyết định dũng cảm của bộ Giáo dục với bình luận: "Người mình lạ nhỉ, kiểu gì cũng nói được! Theo cá nhân mình thì chính đây lại là lần đầu tiên Bộ Giáo dục dũng cảm đến thế khi để ít nhất 2 hội đồng thi (Hà Nội, Nghệ An) mỗi nơi chỉ 1 em thi mà vài chục người phục vụ. Thậm chí Bộ còn "rộng cửa" để báo chí vào phản ánh. Rất dũng cảm!

Thử hình dung nếu cứ muốn thành tích đẹp, cái gì cũng đẹp, Bộ có thể "làm cách nào đó" để em duy nhất đó ghép sang 1 hội đồng thi khác, để không tạo ra chuyện "kỳ dị" như thế này... Nhưng họ đã không làm vậy, họ chấp nhận như thế để mọi người thấy: Đấy, để các em tự chọn thì các em chọn như vậy, môn Sử bị xã hội coi rẻ như thế nào v.v. và v.v. Cứ chê bệnh thành tích trong giáo dục nhưng khi họ làm thực thì lại chê. Tiết kiệm là tốt nhưng tiết kiệm phải đúng việc, ở đây sự trung thực quan trọng hơn nhiều "tiết kiệm hình thức"!

Ý kiến này lập tức vấp phải các quan điểm trái chiều:

Người dùng Hai Thuan Tran viết: "Chân thành cám ơn Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra mô hình thi như thế này, đây chính là sự chứng minh hùng hồn cho việc chán học sử của con em chúng ta".

"Để khẳng định môn Sử của ta chưa tuyệt chủng và vẫn còn những người yêu Sử" - Thai Nguyen Loc cho biết.

Phan Thanh Tùng thì bình luận: "Cảm ơn em là 1 trong số rất ít người biết trân trọng quá khứ. Nhìn hình ảnh lẻ loi của em giữa căn phòng rộng mênh mông chắc hẳn ai cũng thấy chạnh lòng...Tại sao giờ đây có quá nhiều người không muốn biết ngày xưa cha ông họ đã làm gì và sống như thế nào và ai đã làm nên điều đau lòng ấy?"

 

Mời bạn đọc gửi ảnh, clip, ý kiến, bài viết về mọi vấn đề nóng hổi, hoặc vấn đề gây tranh luận mà bạn bắt gặp trên mạng.

Thậm chí, bạn chỉ cần báo tin cho chúng tôi bằng cách gửi dòng LINK bài viết từ mạng xã hội (từ Facebook, diễn đàn... không phải link từ các trang báo).

Email: cudanmang@soha.vn Chúng tôi sẽ xem xét để ĐĂNG TẢI TRẢ NHUẬN BÚT CHO BẠN TRONG VÒNG 24 GIỜ.

> Xem chi tiết chương trình: Trả Nhuận bút trong 24 giờ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại