Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng

Hải My |

Mặc dù có nhiều đồ đạc không còn dùng đến nhưng nếu vứt bỏ lại cảm thấy tiếc, đây là tâm lý chung của nhiều người có thói quen tích trữ đồ cũ.

Ở thời buổi hiện đại, nhiều người theo đuổi phong cách sống tối giản nhưng trái lại, vẫn có rất nhiều người quen với nếp sống cũ, thích giữ lại toàn bộ đồ đạc gắn liền với kỉ niệm. Từ những bộ quần áo thời nhỏ đến sách báo cũ, chai hộp hay đồ gia dụng được ai đó tặng đã lâu đều được giữ lại hết. Điều này khiến không gian ngôi nhà ngày càng chật chội, bí bách vì tâm lý "không đành lòng bỏ đi".

Trong tập 1 chương trình thực tế Là Nhà, gia đình anh Lê Đình Lê và chị Hà Phương cũng gặp tình trạng tương tự. Ngoài không gian sống nhỏ hẹp, vợ chồng anh Đình Lê còn đối mặt với bài toán phân chia phòng ra sao để con trai, con gái có phòng riêng.

Xem tập 1 chương trình Là Nhà "CON 'LỚN' - NHÀ 'LỚN' CÙNG CON" tại đây

Được biết đến hiện tại, gia đình anh đã sống trong căn chung cư này đến 10 năm. Khi nhìn vào căn nhà, hầu hết mọi người đều nhận xét nhà nhỏ do không có chỗ chứa đồ. Thực tế căn hộ có diện tích 58m2, song lại là điển hình cho phong cách sống truyền thống, không vứt bỏ đồ đạc vì tiếc nên đồ mới, đồ cũ được chất ở khắp mọi nơi. Cũng chính vì điều này mà không gian sống trở nên bí bách, không có nhiều chỗ sinh hoạt hay riêng tư cho các thành viên trong gia đình.

Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 1.

Căn hộ có diện tích 58m2, không gian sống khá chật hẹp vì lưu trữ nhiều đồ đạc

Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 2.
Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 3.

Mỗi góc nhà đều chất rất nhiều đồ, xen lẫn đồ cũ đồ mới

Đúng như thạc sĩ kiến trúc sư Hoàng Minh nhận xét: "Chủ nhà sống rất tình cảm, vì anh không bỏ được món đồ nào, bỏ nó phí". Từ căn bếp cho đến phòng của 2 vợ chồng, phòng chung của các con đều chật kín đồ đạc. Do vậy khi cải tạo lại ngôi nhà, ngoài việc bắt buộc phải bỏ những món đồ quá cũ, kiến trúc sư cũng đưa ra các phương án để gia đình anh Đình Lê - chị Phương có thể lưu trữ đồ mà vẫn không ảnh hưởng đến không gian chung của nhà.

Không chỉ riêng anh Lê - chị Phương, có rất nhiều người quan niệm giữ lại đồ cũ là lưu lại những kỷ niệm nên không nỡ vứt bỏ. Hoặc tâm lý chung của các bà, các mẹ trong mỗi gia đình là "thừa còn hơn thiếu", cứ giữ lại đến khi cần dùng đến sẽ có ngay. Thói quen này sẽ chỉ thay đổi khi họ cảm thấy bức bối trong môi trường sống hoặc phải chuyển đi một nơi khác. Khi bắt buộc phải lựa chọn những món đồ cần thiết và bỏ đi những vật dụng cũ kỹ, nhiều người cho rằng cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn hẳn.

Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 4.

Tâm lý không nỡ bỏ đồ cũ khiến ngôi nhà trở nên ngày càng bí bách

Cùng với đó, chị Hà Phương còn chia sẻ rằng: "Không gian nhà nhỏ, dân số nhà lớn lên, nhà lại bé đi. Đồ đạc cũng nhiều hơn mỗi ngày. Cách đây khá lâu, các con không có nhu cầu nhiều, mình thấy chấp nhận được. Nhưng con lớn, mình thấy có sự bức bí.

Bạn lớn đang tuổi dậy thì, bạn bé cũng đã lớp 3 rồi. Hai bạn là hai giới tính khác nhau nên cũng có nhu cầu có không gian riêng. Đặc biệt là bạn lớn, bạn đã khác nhiều rồi, cũng tỏ ra bức bối khi em trai bừa chỗ này, chỗ kia".

Cũng giống với nhiều người, thời điểm mua ngôi nhà đầu tiên thường non nớt, không có quá nhiều định hình về phong cách nhà. Hơn nữa, căn hộ của gia đình anh Đình Lê khi đó được coi là hợp lý với số lượng thành viên là bố mẹ và con gái. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn phù hợp khi có thêm thành viên thứ 4. "Mặc dù bố mẹ đã đổi phòng chuyển sang phòng nhỏ để các con ở trong phòng lớn nhưng có vẻ như vẫn chưa đủ", chị Hà Phương nói.

Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 5.
Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 6.

Phòng chung của 2 chị em khá chật chội, thiếu không gian sinh hoạt riêng

Ở chung phòng với anh chị em cũng có cái vui nhưng khi cả hai cùng lớn, tính cách có phần thay đổi, các bạn nhỏ đều mong muốn có không gian yên tĩnh riêng, có thể thoải mái học tập hoặc vui chơi. Và dường như có phòng riêng luôn là ước mơ của những đứa con trong mỗi gia đình. Cũng vì vậy mà gia đình anh Đình Lê - chị Phương đã quyết định cải tạo lại ngôi nhà cũ đậm nét truyền thống với nhiều hạn chế.

Sau khi sửa lại, căn hộ của gia đình anh Lê đã khắc phục được những băn khoăn hiện tại. Không gian sống trở nên rộng rãi, gọn gàng hơn khi không còn đồ cũ, đồ mới lẫn lộn. Đặc biệt, hai bạn nhỏ đều đã có những không gian riêng, dù nhỏ nhưng vẫn đủ với những mong muốn, phù hợp trong việc sinh hoạt. Cả gia đình đều vô cùng bất ngờ trước vẻ đẹp mới lạ của ngôi nhà. Hơn nữa, họ cho rằng đây là quyết định đúng đắn khi thay đổi lối sống cũ.

Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 7.
Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 8.
Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 9.
Có 1 kiểu nhà điển hình: Chật chội nhưng 10 năm không vứt đồ vì tiếc, con không có phòng riêng - Ảnh 10.

Cùng một diện tích nhưng căn hộ hoàn toàn thay đổi sau khi cải tạo

Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

Là Nhà sẽ phát vào 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3 và 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp.

Chương trình được sản xuất bởi WOWMedia cùng Nhà phát triển BĐS Văn Phú - Invest (VPI); Nhà tài trợ Kim Cương Panasonic ; đơn vị truyền thông và phát hành VCCorp - Admicro và VTV; đơn vị hợp tác thương mại VCCorp - Adsponsor; đồng thời đưa tin trên ELLE Decoration , Group Nghiện Nhà và Happynest.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại