Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ

Cẩm Mai |

Meghalaya là một bang đẹp nhất ở đông bắc Ấn Độ, nằm gần biên giới với Bangladesh, sở hữu 2 địa danh có lượng mưa trong năm cao nhất Trái Đất, từng được ghi vào sách Kỷ lục Guinnesss.

Làng Meghalaya có lượng mưa là 11,86m/năm. Tiếp đến là thị trấn Cherrapunji có lượng mưa 11,76m/năm.

Mưa nhiều làm người dân đi lại khó khăn, nhưng cây cối lại phát triển tươi tốt. Người Khasi địa phương đã dựng cầu gỗ và tre bắc qua sông để đi lại, nhưng chúng đều không trụ được lâu vì mưa nhiều khiến gỗ và tre mục nát.

Sau đó, họ nhận thấy cây gỗ mọc ra rễ dài và chắc chắn, rất thích hợp để làm cầu bắc qua sông. Vì vậy họ đã "trồng" cây cầu đặc biệt này bằng thân và rễ cây cao su Ấn Độ đang sống.

Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ - Ảnh 1.

Quá trình trồng cây và uốn thành cầu không hề đơn giản. Mất 10 – 30 năm, họ mới làm được thành hình cây cầu. Người Khasi rất thông minh, sáng tạo, đã uốn, xoắn và bện từng rễ cây thành cây cầu 2 tầng kiên cố.

Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ - Ảnh 2.

Qua mấy thế kỷ, cây cầu ngày càng trở nên chắc chắn và vững chãi hơn vì bộ rễ cây ngày càng phát triển và nhất là không bị mục nát. Đến nay, nó đã thành cây cầu 2 tầng, tên là Umshiang, bắc giữa 2 bờ sông Umshiang. Nơi đây trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Một số phần cây cầu đã hơn 500 năm tuổi.

Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ - Ảnh 3.

Cận cảnh rễ cây uốn.

Cây cầu này có thể tồn tại lâu dài và chịu được trọng lượng 35 người một lúc. Không dừng lại ở đó, người bản xứ tiếp tục dựng tầng thứ 3 cho câu Umshiang.

Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ - Ảnh 4.
Cầu 2 tầng bằng rễ cây sống đứng sừng sững qua mấy thế kỷ - Ảnh 5.

Nguồn bài và ảnh: This Insider


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại