Bước ngoặt của thu phí không dừng giúp các trạm BOT ‘thay da đổi thịt’

Trần Hùng |

Ở các tuyến cao tốc, không hiếm phương tiện xếp hàng dài chờ qua trạm thu phí, còn số khác lại qua nhanh chóng. Sự đối nghịch này bắt nguồn từ tấm thẻ nhỏ, dán phía trước kính lái.

Những bước ngoặt đột phá với thu phí không dừng qua ePass của VDTC

Là tân binh mới gia nhập lĩnh vực thu phí không dừng, Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên Tập đoàn Viễn thông – Quân đội Viettel, đã đóng góp đáng kể cho lĩnh vực "hóc búa" này. Suốt từ năm 2017-2020, số phương tiện dán thẻ chỉ đạt 1 triệu nhưng kể từ khi VDTC góp mặt, chỉ sau 11 tháng, số phương tiện dán thẻ đã nhanh chóng tăng lên hơn 2 triệu.

Bước ngoặt của thu phí không dừng giúp các trạm BOT ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 1.

Chú thích ảnh: Tấm thẻ nhỏ gắn trên kính ô tô nhưng đem lại thay đổi lớn.

Chiếc thẻ định danh ePass mà VDTC phát triển có thể được dán trên kính hoặc đèn xe, giúp các phương tiện được nhận diện mỗi khi đi qua trạm thu phí. Cùng với đó, tiền trong tài khoản sẽ được tự động trừ dựa theo số km mà phương tiện đã đi trên cao tốc.

Cụ thể, VDTC đã áp dụng nhiều công nghệ, bao gồm 2 ứng dụng có tên OCR và OCS giúp nhận diện được phương tiện, biến thông tin từ ảnh chụp thành chữ viết và tự động điền vào phiếu qua trạm cũng như thanh toán theo thời gian thực.

Nhờ công nghệ này, quá trình lưu thông qua trạm sẽ gần như không bị gián đoạn, miễn là phương tiện đáp ứng được điều kiện có tiền trong tài khoản. Đó cũng chính là lý do tại sao một số làn đường tại các trạm thu phí thông thoáng trong khi các làn đường khác, phương tiện xếp hàng dài hàng trăm mét chờ thu phí qua trạm, nhất là trong những ngày cao điểm.

Đại tá Phạm Minh Khiêm, Tổng giám đốc Tổng công ty 319, Bộ Quốc phòng – chủ đầu tư 2 dự án BOT sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC, đánh giá rất cao hệ thống. "Kể từ khi hệ thống đi vào hoạt động, tôi thấy chúng vận hành rất tốt, linh hoạt và gần như không xảy ra sự cố", Đại tá Khiêm chia sẻ.

Bên cạnh đó, Đại tá Khiêm cũng nhấn mạnh khi 2 tuyến BOT mà Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng của Viettel, tỷ lệ người dân tham gia giao thông gắn ePass cũng tăng rõ rệt. Điều này góp phần làm giảm ách tắc trên Quốc lộ 1, tuyến đường trọng điểm của cả nước.

Trên thực tế, Chính phủ đang yêu cầu các chủ đầu tư BOT đẩy mạnh triển khai thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc khắp cả nước. Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà đầu tư BOT khẩn trương thiết kế bổ sung hệ thống, mua sắm trang thiết bị để hoàn thành việc tăng số làn thu phí không dừng theo quy định vào quý I/2022.

Bước ngoặt của thu phí không dừng giúp các trạm BOT ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 2.

Theo đó, dự án nào không thực hiện lắp đặt hệ thống ETC thì cơ quan quản lý sẽ đóng các làn thu phí thủ công. Việc này nhằm tiến tới tại các trạm thu phí chỉ có 1 làn hỗn hợp ETC và MTC (dùng chung cho cả thu phí không dừng và thủ công) bên cạnh các làn thu phí không dừng. Nhân viên cũng không cần có mặt trong cabin của các làn này.

Hiện tại, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ được thí điểm thu phí không dừng. Theo đó, các phương tiện chưa dán thẻ sẽ không được lưu thông trên tuyến đường này. Tuy nhiên, tại lối ra vào các trạm thu phí, VDTC cũng bố trí các điểm dán thẻ lưu động nhằm đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của các tài xế, để họ không phải quay xe giữa đường.

Trên cương vị của một chủ đầu tư BOT, Đại tá Phạm Minh Khiêm cho biết minh bạch hóa là vấn đề tất yếu, đặc biệt là với một công ty quân đội như Tổng công ty 319. Bên cạnh đó, việc lắp đặt trạm thu phí không dừng là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp trong việc quản lý dòng tiền từ BOT.

Việc giảm thiểu sự hiện diện của con người không chỉ làm giảm chi phí mà còn ngăn chặn tiêu cực, thất thoát có thể xảy ra trong quá trình thu phí. Bên cạnh đó, thu phí không dùng còn giúp doanh nghiệp có một nguồn tài chính lành mạnh từ số dư người dân để trong các tài khoản thu phí không dừng nhưng chưa sử dụng đến.

Quyết tâm mang thương hiệu Viettel và tầm nhìn chiến lược cho giao thông thông minh Việt

Tuy nhiên, phát triển công nghệ thu phí không dừng không phải "miếng bánh béo bở". Theo tính toán ban đầu, VDTC cần tới 27 năm để có thể có lãi từ thu phí không dừng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của Viettel trong việc đầu tư tiết kiệm, hiệu quả, tổ chức bộ máy tối ưu hơn, khoảng thời gian này giảm đi 10 năm. Dù vậy, vẫn cần 17 năm để VDTC có thể hoàn vốn.

Bước ngoặt của thu phí không dừng giúp các trạm BOT ‘thay da đổi thịt’ - Ảnh 3.

"Tinh thần quyết liệt, làm đến cùng của người Viettel là nhân tố quan trọng giúp ePass vượt 1 triệu người dùng trong 11 tháng", ông Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel.

"Là doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, nhiệm vụ khó khăn mà Chính phủ giao, Nhà nước giao, chúng tôi đương nhiên là phải nhận và thực hiện thành công dự án này", Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh về quyết tâm của người Viettel với thu phí không dừng.

Kể từ khi có sự tham gia của VDTC, số phương tiện dán thẻ thu phí không dừng trong năm qua đã tăng thêm 1 triệu, bằng tổng số phương tiện dán thẻ không dừng trong suốt giai đoạn 2017-2020. Theo Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, ngoài sức mạnh tổng hợp, tinh thần quyết liệt, làm đến cùng của người Viettel chính là một nhân tố quan trọng giúp ePass phát triển nhanh và vượt 1 triệu thẻ.

Tuy nhiên, với vai trò tiên phong kiến tạo số, Viettel không chỉ dừng lại với thu phí không dừng. Đây được xem là bước đầu tiên trong tham vọng chuyển đổi số lĩnh vực giao thông Việt Nam, qua đó xây dựng một hệ thống giao thông thông minh trên khắp cả nước, đưa Việt Nam ngang tầm với các nền kinh tế phát triển.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, VDTC sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái thu phí tự động như thu phí sân bay, thu phí nội đô, giải pháp thẻ vé điện tử, thu phí bãi đỗ xe thông minh và các hệ thống, ứng dụng nghiệp vụ liên quan...

Bên cạnh đó, VDTC sẽ cung cấp các giải pháp, công nghệ hệ thống giao thông minh lĩnh vực đường bộ (cao tốc, quốc lộ), hệ thống quản lý giao thông minh (ITS) bao gồm quản lý điều hành giao thông, thu phí tự động không dừng, giám sát giao thông, phát hiện phương tiện và đo đếm lưu lượng, giám sát tải trọng phương tiện, phát hiện xử phạt vi phạm, cung cấp thông tin chủ động cho người tham gia giao thông (mở rộng trên ứng dụng ePass), xây dựng Trung tâm Giao thông thông minh Quốc gia, các hệ thống, ứng dụng nghiệp vụ liên quan...

Trong vòng 2 -5 năm tới, ePass sẽ trở thành ứng dụng đa dịch vụ cho người tham gia giao thông. Chủ phương tiện hoàn toàn nắm được thông tin hành trình một cách chủ động, tức thời, biết rõ tình hình lưu thông, thời tiết, các sự cố bất thường đã/đang xảy ra tại đâu để đưa ra lộ trình phù hợp từ đó dễ dàng trong việc tham gia giao thông dưới nhiều hình thức với thời gian ngắn nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại