Cập nhật lúc

Trung Quốc sẽ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine; Nga trả lời về chất lượng vaccine Sputnik V gia công ở Việt Nam

Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác.

Trung Quốc sẽ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine; Nga trả lời về chất lượng vaccine Sputnik V gia công ở Việt Nam
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam trong năm nay

    Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 10/9/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

    Hai bên nhất trí thúc đẩy tổ chức các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng; phát huy vai trò quan trọng của hai Bộ Ngoại giao trong việc điều phối, thúc đẩy quan hệ hai nước; triển khai tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về phòng chống Covid-19, trong đó có hợp tác về vắc-xin. 

    Trung Quốc sẽ viện trợ Việt Nam thêm 3 triệu liều vaccine; Nga trả lời về chất lượng vaccine Sputnik V gia công ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh. Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam.

    Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị công bố Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vắc-xin viện trợ của Trung Quốc lên 5,7 triệu liều; một số địa phương của Trung Quốc cũng viện trợ vắc-xin và trang thiết bị y tế cho các địa phương Việt Nam. 

    Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc. Hai bên nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho việc qua lại về người và hàng hóa. 

    Hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh; sớm hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam; tích cực phối hợp, giải quyết một số khó khăn tồn tại trong một số dự án hợp tác như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc. 

    Hai bên trao đổi cởi mở, thẳng thắn về vấn đề biên giới lãnh thổ; nhất trí hợp tác quản lý tốt biên giới trên đất liền trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các hiệp định và văn kiện pháp lý về biên giới. 

    Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác đạt tiến triển thực chất, trong đó có hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ cũng như đẩy nhanh hoàn thiện để ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia sử dụng vaccine của hãng Sinovac nhiều nhất

    Vaccine của hãng dược phẩm Sinovac (Trung Quốc) đang là loại vaccine được sử dụng nhiều nhất, với 46,9% số người được tiêm ngừa COVID-19 tại Malaysia tới nay, tiếp đó là vaccine của hãng Pfizer (Mỹ), chiếm 45%. Hai loại vaccine khác là của AstraZeneca và Cansino lần lượt là 8% và 0,1%.

    Phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn số liệu trên chuyên trang về COVID-19 của Bộ Y tế Malaysia ngày 10/9 cho biết kể từ khi Malaysia triển khai Kế hoạch Tiêm chủng quốc gia (NIP) vào tháng 2/2021, vaccine của Pfizer là loại vaccine chủ yếu được sử dụng. Tuy nhiên, sau khi NIP bước vào giai đoạn 2, vaccine của Sinovac đã vươn lên vị trí dẫn đầu, tuy nhiên số lượng sử dụng không cách xa của hãng Pfizer. Cụ thể tới ngày 9/9, vaccine của Sinovac chiếm 46,9% trong tổng số 37.714.587 mũi tiêm được thực hiện. Tỷ lệ này đối với vaccine của Pfizer là 45%, của AstraZeneca là 8% và của Cansino là 0,1%.

    Malaysia đã khởi động Kế hoạch Tiêm chủng quốc gia vào ngày 24/2, tới hết ngày 9/9 đã có 90% số người trên 18 tuổi ở nước này được tiêm ít nhất 1 mũi và hơn 50% dân số đã hoàn thành tiêm chủng.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Malaysia sử dụng vaccine của hãng Sinovac nhiều nhất baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Sputnik V đóng ống tại Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng

    Bộ Y tế vừa thông tin, phía Nga đã trả lời vaccine Sputnik V do Công ty Vabiotech của Việt Nam đóng ống đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu.

    Một vaccine Việt Nam phê duyệt được G20 đánh giá là vaccine tốt nhất; Nga trả lời về chất lượng vaccine Sputnik V gia công ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax. Ảnh: TTXVN

    Theo thông tin Bộ Y tế, về tiến độ, kết quả chuyển giao công nghệ vaccine COVID-19, đại diện Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cho biết: Phía Nga đã trả lời vaccine Sputnik V do Vabiotech đóng ống đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu. Đơn vị cũng đang làm việc với các đơn vị liên quan để xin cấp phép xuất xưởng cho các lô này.

    "Ngay trong tháng 9, Công ty sẽ làm thủ tục nhập ngay bán thành phẩm vaccine Sputnik V về Việt Nam để nhanh chóng đóng ống, đóng gói vaccine này tại Việt Nam nhằm chủ động nguồn cung vaccine Sputnik tại Việt Nam. Cùng đó, cơ quan cũng thúc đẩy đơn vị nộp hồ sơ vaccine Sputnik Light để nhanh chóng đăng ký sớm cho vaccine này, sau đó Vabiotech sẽ trao đổi với nhà cung cấp ở Nga để đóng gói đóng ống vaccine này tại Việt Nam", TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Vabiotech cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế Nga: G20 công nhận Sputnik-V là vaccine tốt nhất

    Phát biểu tại Diễn đàn Đổi mới xã hội các khu vực lần thứ IV ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko nhấn mạnh, vaccine Sputnik-V được cả thế giới biết đến và tin tưởng.

    Hé lộ về vaccine mới được Việt Nam phê duyệt; Ngoại giao vaccine Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Theo ông Mikhail Murashko, các bộ trưởng y tế của Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) đã công nhận Sputnik-V do Nga sản xuất là vaccine ngừa Covid-19 tốt nhất.

    Trước đó, ông Murashko đã kêu gọi các nước G20 chấp nhận vaccine ngừa Covid-19 của nhau. Tại cuộc họp của các bộ trưởng G20, người đứng đầu Bộ Y tế Nga nhấn mạnh, việc chấp nhận vaccine của nhau là rất quan trọng để những người đã được tiêm chủng có thể tự do đi du lịch nước ngoài.

    Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết, phía Nga hiện đang đối thoại với Liên minh châu Âu về việc công nhận lẫn nhau các chứng chỉ tiêm vaccine ngừa Covid-19. Ngoài ra, Nga và Anh cũng đang đàm phán về vấn đề này./.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bộ trưởng Y tế Nga: G20 công nhận Sputnik-V là vaccine tốt nhấtvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hayat-Vax vừa được Việt Nam phê duyệt: Vaccine đứng sau "cú ngược dòng" ngoạn mục của UAE trước Covid

    Vaccine Hayat-Vax được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries), Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Các lọ vaccine Hayat-Vax được bắt đầu đưa vào dây chuyền sản xuất từ tháng 3, sau khi UAE đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.

    UAE là quốc gia hứng chịu những tổn thất nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra với số ca mắc tính đến ngày 10/9 là 726.797 và số ca tử vong là 2.057, so với dân số ít ỏi chỉ hơn 10 triệu người.

    Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng được triển khai thần tốc với vaccine chủ lực là Hayat-Vax đã đưa UAE trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19. Số liệu của Our World in Data (thuộc Đại học Oxford) đến ngày hôm nay, 10/9, cho thấy UAE đã tiêm 18,5 triệu liều vaccine cho người dân, trong đó có 7,7 triệu người được tiêm chủng đầy đủ từ 2 mũi - chiếm 78,9% dân số.

    Ngoại giao vaccine Việt Nam đạt thành tích khủng: Đãi ngộ độc nhất vô nhị từ quốc gia số 1 EU - Ảnh 1.

    Hayat có nghĩa là "sự sống" theo tiếng Ả Rập, được cho là mang thông điệp giàu giá trị nhân văn mà UAE muốn lan tỏa đến cộng đồng.

    Thay vì áp đặt các biện pháp phong tỏa, nhà chức trách UAE tập trung thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng và quyết đoán trong việc lựa chọn nguồn cung vaccine cho người dân. Điều này được cho là đã góp phần ngăn chặn thành công sức tàn phá của Covid-19 tại quốc gia giàu có bậc nhất hành tinh này.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hayat-Vax vừa được Việt Nam phê duyệt: Vaccine đứng sau 'cú ngược dòng' ngoạn mục của UAE trước Covidsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia phạt người tự tiêm liều vaccine COVID-19 thứ ba

    Ngày 9/9, Bộ Y tế Indonesia đã yêu cầu chính quyền các địa phương áp dụng các hình phạt đối với những người bị phát hiện tự ý tiêm liều thứ ba vaccine COVID-19.

    Người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi cho biết tất cả các hình thức giám sát liên quan đến quá trình tiêm chủng - cả liều một, liều hai và liều tăng cường - đều thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, huyện/thành phố. Nếu phát hiện vi phạm, chính quyền địa phương có thể cùng cơ quan pháp luật áp các chế tài.

    Bà Nadia khẳng định rằng theo các quy định hiện hành, chương trình tiêm chủng nhắc lại hiện mới chỉ dành cho các nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ làm việc tại các cơ sở chăm sóc y tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp thưởng tiền và cấp quốc tịch để tri ân lực lượng tuyến đầu

    Pháp đã cấp quốc tịch cho hơn 12.000 nhân viên thuộc lực lượng tuyến đầu, những người có công việc chịu nhiều rủi ro trong đại dịch COVID-19, để tri ân những đóng góp của họ.

    Theo báo The Guardian, việc cấp quốc tịch cho hơn 12.000 nhân viên tuyến đầu nằm trong kế hoạch đặc biệt của Chính phủ Pháp giai đoạn đại dịch.

    Ngoại giao vaccine Việt Nam lập thành tích khủng: Đãi ngộ độc nhất vô nhị từ quốc gia số 1 EU - Ảnh 1.

    Nhiều bác sĩ Pháp đã hy sinh vì COVID-19 - Ảnh: AFP

    Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ mà bình thường có thể mất đến 2 năm, chính quyền còn giảm yêu cầu thường trú từ 5 năm xuống còn 2 năm.

    "Các nhân viên tuyến đầu đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước, nên việc đất nước chìa tay ra với họ là điều đúng đắn. Chúng ta vượt qua gian khó cũng nhờ họ.

    Tôi chào đón những người anh em đồng bào mới đến với quốc tịch Pháp và nhân danh nền cộng hoà cảm ơn họ. Cả đất nước cảm ơn họ" - Bà Marlène Schiappa, Bộ trưởng Quốc tịch Pháp, chia sẻ cảm xúc.

    Tháng 9-2020, Bộ Nội vụ Pháp đã mời tất cả những ai "đóng góp tích cực" trong cuộc chiến chống COVID-19 nộp hồ sơ để được xét quốc tịch nhanh.

    Tính đến ngày 9-9, Bộ trưởng Schiappa cho biết đã có 12.012 hồ sơ được chấp nhận trong số 16.381 hồ sơ gửi về.

    Các công dân Pháp mới làm nhiều công việc khác nhau, như y bác sĩ, lao công dọn dẹp, người trông giữ con cái cho nhân viên thiết yếu, người phụ giúp việc nhà, người dọn rác...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 mới có tên Hayat-Vax

    Ngày 10/9, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin COVID-19 có tên Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh. Đây cũng là vắc xin thứ 7 được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam.

    Ngoại giao vaccine Việt Nam lập thành tích khủng: Đãi ngộ độc nhất vô nhị từ quốc gia số 1 EU - Ảnh 1.

    Được biết, vắc xin mới được phê duyệt này có tên Hayat-Vax, được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm. Mỗi liều 0,5ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt. Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ chứa 1 liều 0,5ml và hộp 1 lọ chứa 2 liều; mỗi liều 0,5ml.

    Vắc xin được sản xuất bán thành phẩm bởi công ty: Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc. Cơ sở đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng là Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) - Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). 

    Đây chính là loại vaccine đã giúp UAE khống chế thành công đại dịch COVID-19. 

    Theo CAND, tính tới giữa tháng 8, Hayat-Vax là 1 trong 2 loại vaccine phổ biến và được sử dụng rộng rãi hầu hết tại UAE, đồng thời là loại vaccine duy nhất được cung cấp ở Abu Dhabi mặc dù trong giai đoạn đầu chiến dịch, UAE sử dụng đồng loạt các vaccine Pfizer-BioNTech, Sputnik V, AstraZeneca.

    Nghiên cứu cho thấy điểm  vượt trội của vaccine Hayat-Vax chính là hầu như không có phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi sử dụng.

    Thông cáo báo chí của Bộ Y tế UAE cho biết, 99% người được tiêm vaccine Hayat-Vax đã phát triển các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 và sản phẩm cũng giúp ngăn ngừa các ca bệnh vừa và nặng ở những người đã tiêm phòng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật lần đầu phát hiện ca nhiễm chủng Eta

    Bộ Y tế Nhật Bản ghi nhận 18 ca nhiễm Eta, thuộc nhóm biến chủng nCoV đáng chú ý của WHO, sau khi nó được phát hiện ở Anh hồi năm ngoái.

    Ngoại giao vaccine Việt Nam lập thành tích khủng: Đãi ngộ độc nhất vô nhị từ quốc gia số 1 EU - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế thăm khám bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện tại Sapporo, Nhật Bản, hồi tháng 8. Ảnh: AFP.

    18 ca nhiễm biến chủng Eta được phát hiện qua phân tích gene trong mẫu bệnh phẩm lấy từ những người có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV tại các trung tâm cách ly sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản từ tháng 12/2020 đến nay.

    Đây là lần đầu tiên nước này phát hiện biến chủng Eta, vốn xuất hiện ở hơn 70 quốc gia, trong đó các ca nhiễm chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Nhật Bản đang đối mặt với sự gia tăng ca nhiễm kỷ lục do biến chủng Delta. Nước này hiện ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 16.500 người đã chết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Việt Nam tại Đức: Công tác ngoại giao vaccine được thực hiện bài bản, hiệu quả

    Theo Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, Tiến sĩ Nguyễn Minh Vũ, trong thời gian qua, trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đã xác định việc triển khai công tác ngoại giao vaccine cũng như trang thiết bị y tế là ưu tiên số một và tập trung triển khai vận động các bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp Đức cho công tác này.

    Ngoại giao vaccine Việt Nam lập thành tích khủng: Đãi ngộ độc nhất vô nhị từ quốc gia số 1 EU - Ảnh 1.

    Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ.

    Theo Đại sứ Nguyễn Minh Vũ, mặc dù gặp nhiều khó khăn, Đại sứ quán kiên trì, bền bỉ tiếp xúc, vận động, thuyết phục Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của Đức xem xét cung cấp vaccine cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX và điều chỉnh chính sách về viện trợ vacicne song phương, nhất là giai đoạn Đức bắt đầu dư thừa vaccine khi phần đông dân số đã được tiêm chủng. Đại sứ quán cũng vận động các bang cũng như các Hiệp hội doanh nghiệp của Đức, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam lên tiếng kêu gọi Chính phủ Đức hỗ trợ cho Việt Nam.

    Công tác vận động kiên trì và quyết liệt, không kể ngày đêm đã mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp vào cuộc chiến kiềm chế và đẩy lùi dịch COVID-19 tại Việt Nam.

    Được biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận được vaccine viện trợ của Đức. Với khoảng 3,35 triệu liều vaccine, Đức là nước hỗ trợ Việt Nam số lượng vaccine đứng thứ hai và là nước nhiều nhất trong EU. Đây cũng là số lượng vaccine viện trợ song phương lớn nhất tới giờ của Đức dành cho một quốc gia ngoài EU.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bỉ trao tặng 100.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19

    Nhân chuyến thăm làm việc với Nghị viện châu Âu và Vương quốc Bỉ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 9/9, tại thủ đô Brussels, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lễ trao tặng vaccine, vật tư thiết bị y tế phòng dịch Covid-19 và lễ ký các văn kiện hợp tác.

    Chính quyền Mỹ bị dọa kiện vì chính sách khủng vừa ban hành; Sắp có vaccine mRNA mới tốt hơn hàng Mỹ sản xuất ở sát Việt Nam - Ảnh 1.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến lễ trao tượng trưng của Chính phủ Bỉ trao tặng 100.000 liều vaccine AstraZeneca. (Nguồn: TTXVN)

    Buổi lễ được tổ chức trang trọng với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, đại diện Chính phủ, Nghị viện Bỉ; ba vùng Brussels, Flanders và Wallonie của Bỉ cùng đông đảo doanh nghiệp và hiệp hội của Việt Nam, Bỉ và Liên minh châu Âu (EU).

    Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Bỉ, đại diện Bộ Ngoại giao Bỉ đã trao 100.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.

    Cùng chung tay hỗ trợ Việt Nam vượt qua đại dịch, một số tổ chức, doanh nghiệp, trí thức và kiều bào Việt Nam ở châu Âu nhân dịp đoàn sang đã quyên tặng nhiều thiết bị vật tư, y tế quan trọng

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa định kiện chính quyền Biden

    Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa định kiện chính quyền Tổng thống Biden sau khi ông ban hành các mệnh lệnh hành pháp quyết liệt, yêu cầu bắt buộc chủng ngừa vaccine Covid-19 đối với nhiều nhóm đối tượng.

    Kế hoạch chống Covid-19 mới được ông Biden công bố có thể sẽ ảnh hưởng tới 100 triệu người Mỹ. 

    Chủ tịch RNC Ronna McDaniel cho rằng yêu cầu bắt buộc nêu trên là "vi hiến" trong thông cáo.

    "Joe Biden nói với người Mỹ, khi đắc cử, ông ta sẽ không áp quy định bắt buộc tiêm vaccine. Ông ta đã nói dối. Giờ thì các doanh nghiệp nhỏ, người lao động và nhiều gia đình trên khắp nước Mỹ sẽ phải trả giá", bà Daniel nói. 

    "Giống như nhiều người Mỹ, tôi ủng hộ tiêm vaccine và phản đối hình thức bắt buộc", bà nói, "Nhiều doanh nghiệp nhỏ và người lao động không có tiền hoặc nguồn lực pháp lý để đấu tranh trước hành động vi hiến và sắc lệnh độc đoán của ông Biden. Nhưng khi nào sắc lệnh có hiệu liệc, RNC sẽ kiện chính quyền để bảo vệ người Mỹ và quyền tự do của họ". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tuổi

    Chính phủ Cuba đã bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 2 tuổi, CNN dẫn truyền thông địa phương cho hay. Được biết, đây là nỗ lực của Cuba để có thể đưa trẻ em quay trở lại trường học. 

    Mặc dù nhiều nước tuyên bố sẽ tiêm vaccine cho trẻ em nhưng Cuba là nước đầu tiên chủng ngừa Covid-19 cho trẻ nhỏ, từ độ tuổi 2-3. Mới đây, Cuba khẳng định vaccine nội địa của mình an toàn với trẻ nhỏ. 

    Cuba chủ yếu tập trung phát triển vaccine nội địa, chứ không phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Các nhà khoa học trong nước cho rằng vaccine do Cuba sản xuất an toàn và hiệu quả mặc dù chưa cung cấp nhiều dữ liệu cho quan sát viên bên ngoài. 

    Chính phủ Cuba cho hay, nước này sẽ xin cấp phép từ WHO cho vaccine của mình. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Người Úc sốc vì trật tự thế giới mới

    Tuyên bố TP Sydney - Úc sẽ bước vào trật tự thế giới mới sau khi kết thúc phong toả Covid-19 gây choáng váng cho nhiều người.

    Đài RT cho biết tuyên bố trên do Giám đốc Cơ quan y tế bang New South Wales, bác sĩ Kerry Chant, đưa ra ngày 9-9, khiến mạng xã hội tại Úc dậy sóng.

    Cụ thể, sau khi Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian tiết lộ kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong toả ở TP Sydney, bác sĩ Chant nói rằng họ sẽ đề ra yêu cầu về vắc-xin Covid-19 đối với nhân viên các doanh nghiệp và khách hàng.

    Bác sĩ Chant còn tuyên bố nhà chức trách sẽ "theo dõi các trường hợp tiếp xúc" giống như trong "trật tự thế giới mới".

    Mặc dù cụm từ "trật tự thế giới mới" từng được nhiều chính khách như cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair sử dụng trong nhiều thập kỷ, người ta cho rằng đó là "một âm mưu nhằm hạn chế quyền tự do của người dân".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trẻ em chiếm tới hơn 1/4 số ca mắc Covid-19 hàng tuần ở Mỹ

    Theo dữ liệu của Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em hiện chiếm hơn 1/4 - khoảng 26,8% số ca mắc Covid-19 mỗi tuần trên toàn nước Mỹ.

    Con số này được đưa ra trong bối cảnh các trường học trên khắp nước Mỹ đã bước vào kỳ học. Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên tiêm vaccine để bảo vệ trẻ em khi các em quay trở lại trường học. 

    "Nếu chúng ta muốn bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những trường hợp chưa đủ điều kiện tiêm chủng, thì xung quanh các em nên là những người đã chủng ngừa đầy đủ - giáo viên, nhân viên trong nhà trường, tất cả mọi người", Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ của Mỹ cho biết. 

    Trong tuần đầu tháng 9, có khoảng 251.781 ca bệnh nhi nhiễm Covid được ghi nhận. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo mới nhất về biến thể Mu

    Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết ngày 9.9, biến thể SARS-CoV-2 Mu có tiềm năng đáng lo ngại dù chưa có dữ liệu cho thấy sẽ vượt qua chủng Delta.

    Biến thể Mu, được xác định lần đầu tiên ở Colombia vào tháng Giêng và có tên khoa học là B.1.621, đã được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là một biến thể được quan tâm vào đầu tháng này.

    Trong khi chủ yếu tập trung vào biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) "cũng đang xem xét các biến thể khác có thể đang lây lan, như Lambda (được xác định ở Peru) và gần đây là Mu" - AFP dẫn lời giám đốc chiến lược vaccine Marco Cavaleri.

    "Biến thể Mu có khả năng được quan tâm nhiều hơn vì khả năng tăng né miễn dịch mà biến thể này có thể có" - ông nói thêm.

    -------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sắp sản xuất vaccine mRNA 'tốt hơn' hàng Mỹ

    Trung Quốc sẽ sản xuất đại trà vaccine Covid-19 nội địa sử dụng công nghệ mRNA vào tháng sau, được mô tả tốt hơn vaccine của Pfizer và Moderna.

    Vì sao thủ đô Campuchia phong tỏa dù tiêm 99% dân số?; Trung Quốc sắp sản xuất vaccine mRNA tốt hơn hàng Mỹ - Ảnh 1.

    Học sinh được tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 5/9. Ảnh: Reuters.

    Truyền thông Trung Quốc hôm 8/9 đưa tin vaccine Covid-19 ARCoVax, sử dụng công nghệ mRNA do Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc hợp tác phát triển với hai hãng công nghệ sinh học trong nước là Abogen và Walvax, sẽ được sản xuất đại trà tại nhà máy ở thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, vào tháng sau.

    Với vốn đầu tư 520 triệu nhân dân tệ (80 triệu USD), cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên của Trung Quốc này có khả năng sản xuất 200 triệu liều mỗi năm. Chi phí bảo quản ARCoVax thấp hơn so với các vaccine nước ngoài do chỉ gồm một mũi duy nhất, có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng một tuần, hoặc lâu hơn ở nhiệt độ 4 độ C.

    Bên cạnh đó, truyền thông Trung Quốc cho biết so với những vaccine mRNA do Mỹ và Đức phát triển, ARCoVax an toàn hơn nhiều vì lựa chọn kháng nguyên chính xác hơn, đồng thời giúp sản sinh lượng kháng thể trung hòa cao hơn. ARCoVax đã được cấp phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại Mexico và Indonesia.

    -------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Moderna phát triển vaccine vừa phòng Covid-19, vừa phòng cúm

    Mới đây, Moderna tuyên bố hãng dược này hiện đang phát triển một vaccine đơn liều vừa là mũi nhắc lại phòng Covid-19, vừa phòng cúm. Moderna hy vọng có thể bổ sung những loại vaccine mà công ty này đang nghiên cứu cho các bệnh liên quan tới virus hợp bào hô hấp (RSV) và các bệnh hô hấp khác thành vaccine dùng hàng năm

    Vì sao thủ đô Campuchia phong tỏa dù tiêm 99% dân số?; Điểm đặc biệt ở liều vaccine nhắc lại phòng Covid mà Moderna phát triển - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan phát triển phương pháp xét nghiệm Covid-19 qua mồ hôi nách

    Hãng AFP ngày 9.9 đưa tin Thái Lan đang phát triển dụng cụ xét nghiệm Covid-19 dựa trên mồ hôi nách và vừa thử nghiệm đối với các tiểu thương tại một chợ thực phẩm ở Bangkok.

    Vì sao thủ đô Campuchia phong tỏa dù tiêm 99% dân số?; Điểm đặc biệt ở liều vaccine nhắc lại phòng Covid mà Moderna phát triển - Ảnh 1.

    Mẫu mồ hôi sau đó được đưa vào thiết bị xét nghiệm cho kết quả sau 30 giây. Ảnh: AFP

    "Qua các mẫu, chúng tôi nhận thấy những người nhiễm Covid-19 tiết ra các chất rất khác biệt. Từ đó, chúng tôi phát triển một thiết bị có thể nhận biết một số mùi do vi khuẩn tiết ra trong mồ hôi của bệnh nhân Covid-19", theo chuyên gia Chadin Kulsing tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok.

    Ông cho biết xét nghiệm có tỷ lệ chính xác lên đến 95%, đem lại hy vọng sẽ có một phương pháp thay thế cho xét nghiệm mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp tốn kém hơn.

    Tuy nhiên, phương pháp mới vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và nghiên cứu này vẫn chưa được công bố trên chuyên san hay tham khảo ý kiến chuyên môn.

    -------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia tiếp tục phong tỏa thủ đô

    Thủ đô Phnom Penh của Campuchia kéo dài phong tỏa thêm 2 tuần trong khi số ca bệnh mới trên toàn quốc lại tăng, ghi nhận 589 ca ngày 9-9. Số ca của Thái Lan cũng nhảy lên hơn 16.000 ca.

    Xét nghiệm Covid-19 qua mồ hôi nách; Tiêm chủng 99% dân số, thủ đô Campuchia vẫn áp chặt biện pháp này - Ảnh 1.

    Người dân mua bán tại một ngôi chợ thuộc thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 12-8 - Ảnh: REUTERS

    Theo báo Khmer Times, Phnom Penh sẽ tiếp tục các biện pháp hành chính và ngừng những hoạt động có rủi ro lây nhiễm COVID-19 cao thêm 14 ngày từ ngày 9-9 đến 23-9.

    Cụ thể, biện pháp hạn chế sẽ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công và tư, các hình thức kinh doanh câu lạc bộ như karaoke, quán bar, sàn nhảy, vườn bia, sòng bạc, khu sinh thái, bảo tàng, khu vui chơi, matxa, xông hơi, phòng gym, trung tâm thể thao.

    Việc tụ tập đông người hoặc tụ tập uống bia rượu cũng bị cấm.

    -------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

    Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Campuchia đẩy mạnh tiêm chủng và Phnom Penh xếp top đầu thủ đô có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, khoảng 99% dân số trưởng thành đã chủng ngừa Covid-19 đầy đủ, theo báo cáo của Đối tác Chiến lược Mekong (MSP).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận 223,63 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 223,63 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4,61 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 200,14 triệu người.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

    Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Điều đáng nói, số ca nhiễm mới toàn khu vực này tiếp tục tăng trong 2 ngày qua với con số chênh lệnh hơn 1.000 ca.

    Riêng khu vực Đông Nam Á, ngày 9/9, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này ghi nhận 22.820 ca nhiễm mới. Đây là ngày mà Philippines ghi nhận số ca mắc cao kỷ lục kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Tổng số ca mắc tại Philippines hiện đã là 2,16 triệu ca, trong đó có 34.733 bệnh nhân không qua khỏi. Philippines đang nỗ lực ngăn chặn số ca mắc mới COVID-19 tăng cao trong bối cảnh các bệnh viện ở nước này đang quá tải. Philippines hiện đã tái áp đặt lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại thủ đô Manila chỉ một ngày sau khi thông báo dỡ bỏ yêu cầu ở nhà đối với hơn 13 triệu người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại