Cập nhật lúc

Thêm 14.818 ca nhiễm, 212 ca tử vong. 3 F0 tiếp khách trong quán karaoke mở chui ở Hà Nội

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 10/1.

Thêm 14.818 ca nhiễm, 212 ca tử vong. 3 F0 tiếp khách trong quán karaoke mở chui ở Hà Nội
25
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hà Nội: Tổ y tế phường đến tận nhà tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người cao tuổi và nguy cơ cao

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM có thể hoàn thành tiêm phủ mũi 3 trước Tết Nguyên đán

    Về vấn đề hoàn thành tiêm mũi 3, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Hồng Tâm cho biết, hiện nay tiến độ diễn ra rất tốt. Tuy đến giờ này chưa có quận huyện nào hoàn thành 100% mũi 3, nhưng có một số địa phương đã đạt 90%.

    Do đó, nếu duy trì tốc độ 200.000 mũi tiêm/ngày như hiện nay, TP.HCM sẽ hoàn thành kế hoạch tiêm phủ mũi 3 trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

    Thêm 14.818 ca nhiễm, 212 ca tử vong. 3 F0 tiếp khách trong quán karaoke mở chui ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Người dân tiêm mũi vaccine bổ sung tại Trạm Y tế phường 28 - quận Bình Thạnh sáng 10/1. (Ảnh: Hà Khánh)


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện 3 nhân viên dương tính với Covid-19 tại quán karaoke hoạt động chui ở Hà Nội

    Ngày 10/1, thông tin từ Công an Hà Nội cho biết, Công an quận Cầu Giấy mới đây đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn phường Trung Hòa vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo đó, ngày 7/1, quá trình kiểm tra cơ sở kinh doanh karaoke có địa chỉ tại số 5 Trần Duy Hưng, lực lượng chức năng phát hiện 2 phòng hát đang hoạt động có 43 người (16 nhân viên và 27 khách). Lực lượng chức năng đã thu giữ 27 chai rượu các loại, 57 bình khí N20, 1 túi bóng cao su.

    Trong khi đó, tại cơ sở kinh doanh karaoke có địa chỉ tại số 45 Tú Mỡ, lực lượng chức năng phát hiện 2 phòng hát đang hoạt động có 24 người (16 nhân viên và 8 khách). Tiến hành test nhanh, lực lượng chức năng phát hiện 3 nhân viên của quán có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Theo Giáo dục & Thời đại

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 10/1, Hà Nội phát hiện thêm 2.832 ca mắc Covid-19

    Chiều 10/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 2.832 ca bệnh mắc Covid-19, trong đó, 712 ca cộng đồng.

    Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.800 ca mắc Covid-19 và là ngày thứ 9, Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca mắc.

    Số ca mắc cộng đồng hôm nay tiếp tục tăng và ở mức hơn 700 ca.

    Còn theo Bộ Y tế, hôm nay, tiếp tục là ngày, thành phố Hà Nội đứng đầu cả nước về số ca mắc mới trong 24h.

    Thêm 14.818 ca nhiễm ở 62 tỉnh thành, 212 ca tử vong. Hà Nội có 450 ca nặng và nguy kịch - Ảnh 1.

    Cũng theo CDC Hà Nội, 2.832 bệnh nhân phân bố tại 393 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 14.818 ca nhiễm ở 62 tỉnh thành, 212 ca tử vong

    Tính từ 16h ngày 09/01 đến 16h ngày 10/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.818 ca nhiễm mới, trong đó 35 ca nhập cảnh và 14.783 ca ghi nhận trong nước (giảm 968 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.396 ca trong cộng đồng). 

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: 

    Hà Nội (2.830), Khánh Hòa (795), Bình Phước (640), Bình Định (609), Hải Phòng (592), Cà Mau (540), Tây Ninh (487), Đà Nẵng (453), TP. Hồ Chí Minh (437), Vĩnh Long (404), Hưng Yên (379), Bắc Ninh (372), Bến Tre (370), Thanh Hóa (297), Quảng Ninh (294), Thừa Thiên Huế (271), Trà Vinh (251), Lâm Đồng (227), Bạc Liêu (206), Quảng Ngãi (202), Thái Nguyên (199), Hà Giang (189), Hậu Giang (187), Hải Dương (181), Vĩnh Phúc (180), Lạng Sơn (177), Nam Định (161), Quảng Nam (155), Gia Lai (142), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Cần Thơ (132), Bắc Giang (128), An Giang (126), Nghệ An (124), Sóc Trăng (122), Hòa Bình (118), Đắk Nông (103), Sơn La (102), Ninh Bình (101), Kiên Giang (100), Đồng Tháp (96), Bình Thuận (94), Hà Nam (90), Quảng Trị (86), Thái Bình (83), Yên Bái (79), Phú Yên (77), Phú Thọ (68), Kon Tum (61), Lào Cai (60), Tuyên Quang (55), Bình Dương (55), Ninh Thuận (48), Hà Tĩnh (47), Đồng Nai (46), Quảng Bình (45), Cao Bằng (44), Tiền Giang (34), Bắc Kạn (27), Lai Châu (25), Điện Biên (25), Long An (22). 

    Từ 17h30 ngày 09/01 đến 17h30 ngày 10/01 ghi nhận 212 ca tử vong tại: + Tại TP. Hồ Chí Minh (19) trong đó có 2 ca từ Đông Nai tỉnh chuyển đến. + Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (28 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (22 ca trong 02 ngày), Hà Nội (17), Đồng Tháp (16), Bình Phước (12), Tiền Giang (12), Vĩnh Long (11), Cần Thơ (11), Khánh Hòa (9), Bà Rịa - Vũng Tàu (9), Tây Ninh (8 ), Bình Dương (7), Trà Vinh (6), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Hải Phòng (2), Huế (2), Bình Định (2), Vĩnh Phúc (1), Quảng Nam (1), Phú Yên (1), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1), Ninh Thuận (1), Cà Mau (1).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng: Chính quyền dùng rào sắt khóa cứng nhà dân vì trốn cách ly phòng Covid-19

    Mới đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh 1 hộ gia đình diện F1 ở Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) bị chính quyền dùng khung thép rào cứng cửa nhà khiến nhiều người tỏ ra thắc mắc.

    Ngày 10.1, ông Cao Đình Hải Chủ tịch UBND P.Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) xác nhận hình ảnh một ngôi nhà đang có F1 cách ly bị rào cứng bằng khung thép đang lan truyền trên mạng xã hội là hộ dân thuộc địa phương.

    Theo ông Hải, đây là trường hợp gia đình có F1 cách ly tại nhà. Tuy nhiên, có người tự ý trèo ra ngoài khi đang thực hiện cách ly nên Tổ Covid-19 cộng đồng đề xuất địa phương rào chắn cứng, tránh việc làm lây lan dịch bệnh Covid-19.

    Thêm 14.818 ca nhiễm, 212 ca tử vong. 3 nhân viên quán karaoke hoạt động chui là F0 ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới, số ca tử vong do Covid-19 tại Đồng Nai giảm mạnh

    Thông tin trên vừa được Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra trong sáng nay 10/01.

    Cụ thể, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ thông tin, trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7,9 ngàn ca mắc Covid-19, giảm 39,7%, số ca tử vong là 109 ca, giảm 22 ca. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 đã đạt 98,2%, tỷ lệ tiêm mũi 3 là 8,8%. Đề nghị các địa phương tập trung tiêm ngừa mũi 3 cho dân. Sở Y tế sẽ đi kiểm tra công tác này, nơi nào làm chậm sẽ có báo cáo với UBND tỉnh.

    Theo Thương hiệu & Công luận

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những đối tượng nào có nguy cơ tái nhiễm Covid-19?

    Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 175 trong thời gian qua đã ghi nhận một số trường hợp tái nhiễm từ sau 40 đến 60 ngày khỏi bệnh. Theo các bác sĩ, ai cũng có nguy cơ tái nhiễm, trong đó những trường hợp dễ bị tái nhiễm nhất là người trên 65 tuổi, người có cơ địa suy giảm miễn dịch hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và người có nhiều bệnh lý nền, đặc biệt là tăng huyết áp, tiểu đường.

    Các bác sĩ cho biết, tỉ lệ tái nhiễm tuy không cao và thường có triệu chứng nhẹ hơn nhưng không nên xem thường vì những người bị tái nhiễm là người có cơ địa miễn dịch giảm, tuổi cao, nhiều bệnh nền. Đây là cơ hội để bệnh này có thể bùng lên gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Để phòng tránh nhiễm bệnh cũng như tái nhiễm, tuân thủ thông điệp 5K vẫn là khuyến cáo mạnh mẽ được các chuyên gia y tế đưa ra trong giai đoạn hiện nay.

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 tại Hà Nội dẫn đầu cả nước, chuyên gia nói: Đã đến lúc nên dừng đếm số ca nhiễm!

    PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, số F0 tăng thì số ca nặng cũng sẽ nhiều lên. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 20-30 ca F0 tình trạng nặng. Đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 200-300 trường hợp từ nặng đến nguy kịch.

    Hà Nội có 450 ca nặng, tỷ lệ tử vong tăng. Vì sao Bình Phước tăng vọt lên 8.081 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Điều trị bệnh nhân Covid-19 - Ảnh Việt Hùng.

    Các bệnh nhân nặng, nguy kịch đa số chưa tiêm vắc xin, một số bệnh nhân mới tiêm 1 mũi. Bệnh nhân nặng, chủ yếu là người cao tuổi từ 80 - 90 tuổi và gần 100 tuổi.

    "Khi số người nhiễm nhiều hơn, số ca nặng sẽ nhiều hơn. Hiện nay, tại Hà Nội, các đồng nghiệp ở bệnh viện tầng 3 cũng chia sẻ, nhóm nặng chủ yếu các cụ 80 tuổi, nhiều bệnh nền.

    Do vậy, các cụ già nên được tiêm vắc xin dù có bệnh nền, con cháu đừng ngần ngại hãy đưa các cụ đi tiêm vắc xin, nhờ hỗ trợ của y tế địa phương tiêm càng sớm càng tốt", bác sĩ Hải nói.

    Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, để tránh quá tải trong điều trị, F0 nhẹ không triệu chứng nên ở nhà, tự cách ly, tự điều trị bằng các gói thuốc do sở Y tế cung cấp, không nên đếm số ca bệnh này.

    Không nên quá quan tâm vào truy vết và đếm số ca bệnh. Thay vào đó nên tập trung vào ca nặng, nguy kịch và ca nguy cơ. Đặc biệt việc phát hiện sớm đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Ngãi: Người dân về quê ăn Tết không bắt buộc phải xét nghiệm Covid-19

    Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi – Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch bệnh Covid-19, cho biết trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tỉnh sẽ chuyển hướng thay đổi các biện pháp phòng chống dịch để phù hợp với tình hình thực tế. Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân về quê đón Tết, an toàn và tiết kiệm.

    "Thống nhất điều chỉnh các biện pháp kiểm soát dịch phù hợp với tình hình hiện nay theo hướng không bắt buộc xét nghiệm RT-PCR hay test nhanh Covid-19 đối với người về Quảng Ngãi từ các địa phương khác; điều chỉnh quản lý F0 tại nhà, nơi lưu trú theo hướng an toàn, linh hoạt", ông Minh nhấn mạnh.

    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến cáo người dân không lơ là, chủ quan với dịch bệnh trong thời gian vui xuân, đón Tết. Các thành viên Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở các địa phương trong tỉnh…

    Hà Nội có 450 ca nặng, tỷ lệ tử vong tăng. Vì sao Bình Phước tăng vọt lên 8.081 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Tỉnh Quảng Ngãi không bắt buộc người dân về quê đón Tết test nhanh hay xét nghiệm Covid-19. Ảnh: T.Trực

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xuất hiện hội chứng "móng tay Covid" ở F0 khỏi bệnh

    Theo bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn - thành viên nhóm "Bác sĩ quân y hỗ trợ F0 mùa dịch", sau nhiễm Covid-19 một số người có thể xuất hiện "móng tay Covid" trong một số ngày hoặc kéo dài vài tuần, thể hiện cơ thể bạn đã trải qua quá trình chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, phá hủy mạch máu, nguy cơ đông máu cao.

    Bác sĩ Tuấn cho biết có 3 dạng hình thái "móng tay Covid", gồm các đường kẻ ngang, lõm ngang móng; các hình "nửa vầng trăng đỏ"; móng có đường Mees (dạng vân) ngang hoặc dọc.

    "Móng tay Covid" không tồn tại mãi nên mọi người không phải lo ngại, nó sẽ phục hồi dần sau khoảng 6 tháng. Mọi người có dấu hiệu "móng tay Covid" nên dưỡng móng nhiều và hạn chế sử dụng hóa chất - bác sĩ Tuấn hướng dẫn.

    Theo Tuổi Trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia dinh dưỡng BV Bạch Mai chỉ ra chế độ dinh dưỡng "vàng" tăng sức đề kháng cho F0

    TS.BS. Vũ Thị Thanh - Trưởng phòng Dinh dưỡng điều trị - Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết dinh dưỡng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch, tạo hàng rào bảo vệ cho cơ thể vì vậy chế độ dinh dưỡng trong thời gian điều trị Covid-19 vô cùng quan trọng.

    Bác sĩ Thanh đưa ra các nguyên tắc dinh dưỡng vàng đối với những bệnh nhân mắc Covid-19 để đảm bảo hệ miễn dịch được khỏe mạnh. Nếu bệnh nhân mắc Covid-19 sử dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng, hệ miễn dịch của cơ thể đã sản sinh ra đủ kháng thể góp thêm phần tiêu diệt virus.

    Người bệnh cần ăn đầy đủ các dưỡng chất. Nên ăn đủ ba bữa chính, ăn khoảng 200 - 250 gram gạo trong 1 ngày.

    Ngoài tinh bột, các thực phẩm chứa protein cũng cần bổ sung đầy đủ. Bởi vì Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên cấu trúc tế bào, bữa ăn sẽ là không đầy đủ dinh dưỡng nếu thiếu thành phần này. 


    Hà Nội có 450 ca nặng, tỷ lệ tử vong tăng. Vì sao Bình Phước tăng vọt lên 8.081 ca/ngày? - Ảnh 1.

    F0 theo dõi tại nhà.

    Người bệnh cần bổ sung thêm chất béo. Nếu ăn đồ luộc thì nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc như vừng, lạc. Tuy nhiên với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, chuyên gia khuyên sử dụng dầu ăn tốt hơn vì trong dầu ăn có chứa Axit béo không no có tác dụng giảm viêm, làm giảm sốt ở bệnh nhân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Uống thuốc ngủ vẫn thức trắng đêm triền miên vì hậu Covid-19

    heo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn, Trưởng khoa Y học dân tộc, Bệnh viện Thống Nhất, chứng mất ngủ là một trong những biến chứng phổ biến nhất của các rối loạn thần kinh, tâm thần sau giai đoạn cấp Covid-19.

    Một khảo sát trong giai đoạn từ 4-12 tuần sau khi mắc Covid-19 cho thấy, người bệnh thường mệt, ho, khó thở, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác và khứu giác. Bệnh nhân Covid-19 nội trú có tỷ lệ mất ngủ là 40%, trong khi đó, người ngoại trú là 27%.

    Một nghiên cứu ở nước ngoài, với hơn 200.000 bệnh nhân Covid-19 sau 6 tháng mắc bệnh, ghi nhận tỷ lệ mất ngủ thấp hơn. Cụ thể, mất ngủ xảy ra với 5,2% với người không nhập viện, 6% ở người nhập viện, 7,5% với bệnh nhân Covid-19 nằm ở khoa Hồi sức tích cực, 10% ở người bệnh có tổn thương não kèm theo.

    "Người bệnh mất ngủ hậu Covid-19 phải khám và điều trị về nhiều mặt để có thể cân bằng lại cuộc sống và công việc", bác sĩ Đàn cho biết.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc giảm, nhiều địa phương ở Cà Mau trở lại vùng vàng, vùng xanh

    Quyết định mới nhất của Sở Y tế tỉnh Cà Mau về công bố cấp độ dịch Covid-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (có hiệu lực từ ngày 10/1/2022) cho thấy, tỉnh không còn địa phương ở cấp độ dịch thuộc cấp 3 và 4.

    Đây là tín hiệu tốt trong công tác phòng, chống dịch ở một tỉnh từng có số ca nhiễm trong ngày cao nhất so với cả nước.

    Theo đó, toàn tỉnh hiện có 95 xã, phường, thị trấn có cấp độ dịch 2 và có 6 xã, phường, thị trấn cấp độ 1 gồm Tân Hải, Việt Thắng (huyện Phú Tân), Tân Tiến (huyện Đầm Dơi), Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) và Tam Giang Đông, Lâm Hải (huyện Năm Căn).

    Theo báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao nhiều người tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 lại bị "hành" nhiều hơn 2 mũi tiêm trước?

    Trao đổi với PV, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc (Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho biết, mũi 3 vắc xin Covid-19 giúp người được tiêm có được đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn hàng chục lần so với đáp ứng của mũi tiêm thứ 2.

    "Do vậy, nó cũng huy động nhiều hơn năng lượng của cơ thể, cũng như gây cảm giác mệt mỏi và có thể sốt nhiều hơn. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc và người tiêm vắc xin sẽ có được miễn dịch tốt hơn nhiều so với sau khi hoàn thành mũi tiêm cơ bản", TS Thái phân tích.

    TS Phạm Quang Thái cho biết, các phản ứng tiêm mũi 3 cũng tương tự như các mũi trước, đều là những phản ứng phổ biến như: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt... và có thể có các phản ứng hiếm gặp khác như phản ứng phản vệ, dị ứng. Người tiêm cần theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm, nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường cần báo ngay cho cán bộ y tế (dấu hiệu khó chịu, buồn nôn, phát ban, sưng tại chỗ tiêm).

    Về nhà, mọi người cần theo dõi nhiệt độ, sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng nếu sốt cao trên 39 độ , khó hạ nhiệt độ hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ; co giật; phát ban; tinh thần khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ...; khó thở hoặc khi có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế.

    "Tăng cường bổ sung vitamin bằng các loại trái cây để tăng sức đề kháng, tránh vận động mạnh và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng", TS Thái khuyến cáo.

    Tỷ lệ tử vong/ca mắc của Hà Nội tăng. Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội có 450 bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, tỷ lệ tử vong tăng

    Theo Cục Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tính đến ngày 9/1, tỷ lệ tử vong/ca mắc của Hà Nội là 0,4%, tăng so với số liệu ngày 8/1 (0,3%).

    CDC Hà Nội cho biết, số ca tử vong trong ngày 9/1 là 17 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 260 người.

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng thống kê, có 4.252 F0 đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 1.870 F0 nhẹ và không triệu chứng, 1.932 F0 mức độ trung bình và 450 trường hợp nặng, nguy kịch.

    Trong số 450 trường hợp nặng và nguy kịch này, có 397 F0 thở mask, gọng kính, 14 F0 thở HFNC, 6 trường hợp thở máy không xâm lấn và 31 trường hợp thở máy xâm lấn.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 ở nhà có phải 'kiêng' tắm gội?

    Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc tắm của F0 không liên quan gì tới có phải là nguyên nhân trở nặng hay không. Thời gian bản lề của Covid-19 trở nặng đó là từ 5-8 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Có những người thì đi qua dễ dàng nhưng có những người từ triệu chứng bình thường đột nhiên bệnh diễn tiến nặng, có cơn bão Cytokine chứ không phải là do tắm hay gội đầu làm kích thích bệnh nặng lên.

    Việc tắm khi mắc Covid-9, bác sĩ Khanh cho biết, người bệnh vẫn cần tắm sạch sẽ. Tuy nhiên, lưu ý khi tắm nên tắm nước ấm, tắm nước lạnh có thể khiến người bệnh bị lạnh, gây khó chịu, thậm chí có những người thấy rùng mình khi tắm nước mát. Việc gội đầu cũng tương tự nên gội đầu nước ấm, gội đầu nhanh, xì khô tóc. BS Khanh cho rằng bản thân F0 cần làm như thế nào cho mình cảm thấy thoải mái, không nên kiêng quá kỹ người ngứa ngáy có thể bội nhiễm thêm.

    Trong thời gian cách ly nếu quá nóng hay miền Bắc quá lạnh vẫn có thể sử dụng điều hòa ở nhiệt độ 27 độ C, làm sao cho bản thân mình dễ chịu nhất.

    Bác sĩ Khanh khuyến cáo F0 cách ly tại nhà càng nên chú ý tắm rửa cẩn thận, súc họng sạch sẽ, lau dọn nhà tắm, không gian sống... để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà, nếu trong nhà vẫn có người không phải là F0.

    Vì sao Hải Phòng tự nâng lên vùng đỏ dù chưa đến mức? - Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    F0 theo dõi tại nhà.

    Theo Infonet/Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron

    TP HCM vừa ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron, tích lũy đến thời điểm hiện tại là 12 ca trên địa bàn.

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết ca nhiễm mới được phát hiện là người nhập cảnh, đã được cách ly ngay sau đó. Như vậy, 12 ca được phát hiện đều nhập cảnh và được cách ly ngay.

    Tính đến hiện tại đã có 6 ca được xuất viện, những người còn lại không có triệu chứng. Hiện TP đang cách ly 966 người nhập cảnh.

    Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM: 900 tỉ đồng chăm lo Tết cho người dân

    Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Huỳnh Thanh Khiết cho biết sở đã tham mưu UBND TP HCM kế hoạch chăm lo Tết cho cán bộ lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, thương - bệnh binh, người nghèo... như mọi năm. Đáng chú ý, Sở LĐ-TB-XH đã trình UBND TP HCM kế hoạch đi thăm và tặng quà bổ sung cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp vào công tác phòng chống dịch Covid-19.

    Cụ thể, TP HCM sẽ thăm và hỗ trợ 3 triệu đồng cho gia đình có người tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch không may tử vong; thăm và hỗ trợ 2 triệu đồng cho người tham gia tuyến đầu có cha, mẹ tử vong do Covid-19. Bên cạnh đó, TP HCM sẽ tổ chức thăm các trạm y tế phường - xã, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19, cơ sở tôn giáo, y tế tư nhân và các doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống dịch.

    Riêng gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 97 của HĐND TP HCM, ông Huỳnh Thanh Khiết cho biết các quận, huyện và TP Thủ Đức đang khẩn trương hoàn tất việc chi trước ngày 15-1 theo chỉ đạo của UBND thành phố.

    Vì sao Hải Phòng tự nâng lên vùng đỏ dù chưa đến mức? - Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    Chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" phát sóng số đầu tiên với chủ đề "Tết Nhâm Dần 2022 - An toàn, tiết kiệm, nghĩa tình". Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ TP HCM


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cục Hàng không kiến nghị hạn chế chuyến bay trọn gói về Hà Nội, TP.HCM

    Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT với nội dung đề nghị Bộ Ngoại giao hạn chế các chuyến bay trọn gói chở công dân về nước hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

    Cục Hàng không đã yêu cầu hãng hàng không giãn cách thời gian hạ cánh các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam để hạn chế việc ùn tắc tại khu vực test nhanh Covid-19 ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

    Tuy nhiên, các chuyến bay thương mại sử dụng slot lịch sử tại các sân bay nước ngoài và Việt Nam nên khó đổi lịch bay. Trong khi đó, chuyến bay trọn gói, charter có thể linh hoạt hơn trong việc đổi giờ bay nên Cục Hàng không kiến nghị điều chỉnh giờ bay của các chuyến bay này.

    Theo Zing News

    Vì sao Hải Phòng tự nâng lên vùng đỏ dù chưa đến mức? - Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch

    Ngày 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương rà soát, sửa đổi hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch cho phù hợp với tình hình mới. Đồng thời, Bộ Y tế cần chỉ đạo việc sử dụng thuốc điều trị (kể cả thuốc kháng virus) bảo đảm an toàn, hiệu quả; rà soát, chỉ đạo nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, phân phối thuốc kháng virus bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định.

    Trước đó, ngày 12/10/2021 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800 thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

    Quyết định này tạm dừng thực hiện Chỉ thị 15, 16, 19, chia 4 cấp độ dịch bệnh với các biện pháp tương ứng, bao gồm:

    - Cấp 1: nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

    - Cấp 2: nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

    - Cấp 3: nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

    - Cấp 4: nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 9/1, lần đầu Hà Nội vượt mức 2.800 ca mắc Covid-19

    Ngày 9/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận thêm 2.811 ca bệnh mắc Covid-19, trong đó, 617 ca cộng đồng.

    So với ngày hôm qua, số ca mắc ngày hôm nay tiếp tục tăng và lần đầu, Hà Nội ở mức hơn 2.800 ca mắc trong 24h. Đây cũng là ngày thứ 8 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.000 ca mắc trong 24h.

    Còn theo Bộ Y tế, hôm nay, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới được phát hiện.

    Vì sao Hải Phòng tự nâng lên vùng đỏ dù chưa đến mức? - Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    2.811 ca mắc mới được phân bố tại 405 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm hàng trăm triệu mũi vắc xin để trở lại bình thường mà sao Tết về quê vẫn bắt cách ly?

    Cuối năm tất tả về quê, nhưng cách ly tới 7 ngày thì cũng là lúc hết Tết.

    Đây là quy định cho thấy sự bị động lẫn sợ hãi của chính quyền. Cả nước sống chung với virus, nhưng nhiều nơi lại chọn cho mình ốc đảo. Mình ở Hà Nội, vẫn đi công tác các tỉnh (phía Bắc) bình thường. Chả thấy đến tỉnh nào bắt cách ly, thậm chí là cũng không hỏi kết quả xét nghiệm.

    Nhà nước tiêm cho chúng ta 2 mũi, rồi 3 mũi vắc xin phòng Covid-19 không phải để chúng ta hạn chế quyền đi lại của người dân, càng không phải để chúng ta sợ hãi, né tránh với nó. Nhà nước tiêm hàng trăm triệu mũi vắc xin là để chúng ta trở lại bình thường, làm việc bình thường và sống chung với nó.

    Theo Tuổi Trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Hải Phòng nâng cấp độ dịch lên vùng đỏ dù chưa đến mức?

    Ngày 9-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Khắc Nam - phó chủ tịch UBND TP kiêm giám đốc Sở Y tế TP Hải Phòng - cho rằng việc nâng cấp độ dịch lên mức cao nhất nhằm mục tiêu giảm số ca mắc ngoài cộng đồng, khi những ngày gần đây liên tục có chiều hướng gia tăng.

    Đồng thời, TP cũng muốn nhắc nhở người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch khi thực tế hiện nay đang có tâm lý chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh.

    Theo ông Nam, những ngày qua trung bình ghi nhận liên tục từ 500 đến hơn 1.000 ca COVID-19, dù xét theo các tiêu chí hướng dẫn của trung ương, Hải Phòng chưa đến mức phải áp dụng vùng đỏ cho toàn thành phố.

    Hải Phòng có khoảng 2 triệu dân, tỉ lệ người dân trong diện chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 cơ bản đạt 100%. Trong đợt dịch này, TP ghi nhận 19 trường hợp tử vong đều là người chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền và tuổi cao.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bình Phước đăng ký bổ sung 7.402 ca

    Tính từ 16h ngày 8-1 đến 16h ngày 9-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh ghi nhận 15.779 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 15.751 ca ghi nhận trong nước (giảm 762 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố, có 10.217 ca trong cộng đồng.

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.811), Hải Phòng (836), Khánh Hòa (790), Bình Phước (679), Bình Định (636), Cà Mau (615), Vĩnh Long (532), Hà Giang (492), Tây Ninh (475), TP.HCM (472), Bến Tre (454), Đà Nẵng (433), Hưng Yên (410), Bắc Ninh (382), Quảng Ninh (315), Thanh Hóa (293), Bà Rịa - Vũng Tàu (285),

    Thừa Thiên Huế (255), Bạc Liêu (237), Lâm Đồng (228), Hậu Giang (195), Hải Dương (175), Quảng Ngãi (171), Vĩnh Phúc (170), Hòa Bình (169), Thái Nguyên (162), Nam Định (157), Cần Thơ (152), Ninh Bình (140), An Giang (140), Trà Vinh (138), Nghệ An (128), Đồng Tháp (127), Quảng Nam (126), Bắc Giang (126), Kiên Giang (120), Phú Thọ (118),

    Sóc Trăng (117), Bình Dương (117), Thái Bình (113), Điện Biên (105), Đắk Nông (103), Tiền Giang (97), Hà Nam (96), Đồng Nai (95), Bình Thuận (88), Quảng Bình (74), Yên Bái (73), Bắc Kạn (71), Quảng Trị (63), Hà Tĩnh (54), Lào Cai (47), Tuyên Quang (46), Ninh Thuận (41), Lai Châu (41), Sơn La (38), Phú Yên (34), Kon Tum (34), Long An (32), Cao Bằng (28).

    Ngày 9-1, Sở Y tế Bình Phước đăng ký bổ sung 7.402 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Bình Phước. Như vậy, ngày 9/1, Bình Phước thêm tổng 8.081 ca.

    Vì sao Hải Phòng tự nâng lên vùng đỏ dù chưa đến mức? - Bộ Y tế bất ngờ công bố 8.081 ca ở một tỉnh - Ảnh 1.

    Biểu đồ số ca mắc COVID-19 taị Việt Nam tính đến chiều ngày 9/1

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại