Cập nhật lúc

Tây Ban Nha kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia; Trung Quốc gửi cho New York 1.000 máy thở

Tính đến 14h50 chiều ngày hôm nay (4/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã tăng lên 1.118.662 trường hợp, số ca tử vong tăng lên 59.226 người.

Vương quốc Anh đã nhận được 300 máy thở từ Trung Quốc để hỗ trợ và điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19, Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove cho biết hôm thứ Bảy.

"Chúng tôi đã mua các máy thở từ các đối tác nước ngoài, bao gồm cả Đức và Thụy Sĩ, và hôm nay 300 máy thở mới đã đến từ Trung Quốc", Gove nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Phố Downing.

49
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Anh nhận 300 máy thở từ Trung Quốc

    Vương quốc Anh đã nhận được 300 máy thở từ Trung Quốc để hỗ trợ và điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19, Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove cho biết hôm thứ Bảy.

    "Chúng tôi đã mua các máy thở từ các đối tác nước ngoài, bao gồm cả Đức và Thụy Sĩ, và hôm nay 300 máy thở mới đã đến từ Trung Quốc", Gove nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Phố Downing.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc hỗ trợ 1000 máy thở cho New York

    Thống đốc New York Andrew Cuomo vừa cho biết, bang này sẽ nhận được 1.149 máy thở từ Trung Quốc và Oregon. Chính phủ Trung Quốc vừa hỗ trợ 1000 máy thở, dự kiến sẽ đến sân bay JFK vào hôm nay (4/4), ông Cuomo cho biết trong cuộc họp báo.

    Cũng trong buổi họp báo, ông Cuomo cho biết 2/3 bệnh nhận được điều trị đã được ra viện. New York đã ghi nhận tổng cộng 113.704 mắc Covid-19 và 3.565 người tử vong.

    "Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh dịch", Thống đốc New York Cuomo.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia

    Chính phủ Tây Ban Nha sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia nước này đến 26/4. Tình trạng khẩn cấp quốc gia tại Tây Ban Nha được áp dụng vào 14/3.

    Thủ tướng Pedro Sanchez dự kiến sẽ công bố quyết định này trong cuộc họp báo cuối ngày thứ Bảy. 

    Tình trạng khẩn cấp quốc gia bao gồm quy định nghiêm ngặt về di chuyển và chỉ cho phép người lao động trong các lĩnh vực thiết yếu đi làm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ Việt Nam tại Australia gửi thư đề nghị Chính phủ Australia hỗ trợ cho sinh viên quốc tế

    Đại sứ Việt Nam tại Australia Ngô Hướng Nam đã gửi thư chung cùng các Đại sứ ASEAN đề nghị Chính phủ Australia có sự hỗ trợ phù hợp về sức khỏe và tinh thần cho sinh viên quốc tế.

    Ngày 3/04/2020, nhiều báo Australia và quốc tế đưa tin Thủ tướng Scott Morrison khuyến cáo khách du lịch và sinh viên nước ngoài nên sớm rời Australia nếu không còn khả năng trang trải chi phí.

    Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia đã chủ động trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại để làm rõ nội dung phát biểu của Thủ tướng Scott Morrison. Theo đó, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ Australia khuyến cáo khách du lịch nước ngoài về nước nếu không tự lo được vấn đề tài chính.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Úc kêu gọi ai không có quốc tịch hãy về nước, nhiều du học sinh âu lo

    Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi những ai không có quốc tịch Úc hãy về nước nếu họ không đủ khả năng kinh tế để xoay xở cuộc sống tại đây giữa dịch Covid-19.

    Theo đó, những người có thị thực du lịch và sinh viên quốc tế được đề nghị nên trở về nước và chính phủ Úc sẽ không hỗ trợ cho những đối tượng này. Ông Morrison nói: "Úc phải tập trung vào công dân và cư dân của mình để đảm bảo rằng chúng tôi có thể tối đa hóa các hỗ trợ kinh tế hiện có".

    Tuy nhiên, Thủ tướng Úc tuyên bố du khách quốc tế có kỹ năng quan trọng như y tá hoặc bác sĩ có thể là ngoại lệ. Thế nhưng, ông Morrison nhấn mạnh "ưu tiên hỗ trợ cư dân Úc với các hỗ trợ kinh tế có sẵn".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chào đời giữa phong tỏa, cặp song sinh được đặt tên “Corona” và “Covid”

    Một cặp song sinh ở TP Raipur - Ấn Độ được đặt tên Corona và Covid sau khi chào đời giữa thời điểm cả nước bị phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19.

    Hai từ này có thể gợi lên nỗi sợ hãi trong tâm trí người khác. Nhưng đối với họ, cái tên tượng trưng cho sự vượt lên khó khăn vì cặp song sinh – gồm 1 bé trai và 1 bé gái – chào đời giữa thời điểm Ấn Độ phong tỏa cả nước. Hai bé sinh tại bệnh viện chính phủ ở TP Raipur vào tối 26, sáng 27-3 (giờ địa phương).

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới/ ngày cao nhất

    Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày với 601 ca nhiễm mới, tương đương 26%, theo Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình.

    Ấn Độ hiện có 3.082 ca mắc Covid-19 và 86 người tử vong, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.

    Sự gia tăng số ca mắc này có liên quan đến một nghi lễ tôn giáo được tổ chức tại nhà thờ Hồi giáo ở New Delhi vào tháng 3, một quan chức cấp cao của bộ y tế cho biết. Mọi người từ khắp Ấn Độ và nước ngoài đã đến dự sự kiện này.

    Cho đến nay, 647 trường hợp mắc bệnh có liên quan trực tiếp đến việc tập trung đông người, Lav Agarwal, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình cho biết. Ông nói thêm rằng các trường hợp đã được xác định và cô lập trên khắp 14 tiểu bang và vùng lãnh thổ.

    Chính quyền Delhi cho biết vào đầu tuần này rằng họ sẽ có hành động nghiêm khắc với những người tổ chức các cuộc tụ tập đông người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bill Gates xây nhà máy cho 7 loại vắc-xin ngừa virus corona khác nhau, chấp nhận mất hàng tỷ USD nếu chúng không hiệu quả

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm được ghi nhận trong ngày tại Thái Lan có chiều hướng giảm

    Tỉ lệ ủng hộ của TT Putin tăng sau bài diễn văn thứ 2 về COVID-19; 1 cán bộ ĐSQ VN tại Pháp nhiễm bệnh - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Theo số liệu của Bộ Y tế Thái Lan, số ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày được ghi nhận tại nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu có xu hướng giảm. 

    Cụ thể, sau khi kỷ lục về số ca nhiễm mới được ghi nhận vào ngày 22/3 (188 trường hợp), thì trong ngày hôm nay, nước này chỉ ghi nhận 98 trường hợp:

    - 22/3: 188 ca mới

    - 23/3: 122 ca mới

    - 24/3: 106 ca mới

    - 25/3: 107 ca mới

    - 26/3: 111 ca mới

    - 27/3: 91 ca mới

    - 28/3: 109 ca mới

    - 29/3: 143 ca mới

    - 30/3: 136 ca mới

    - 31/3: 127 ca mới

    - 1/4: 120 ca mới

    - 2/4: 104 ca mới

    - 3/4: 103 ca mới

    - 4/4: 89 ca mới

    Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đã xác nhận tổng cộng 1.978 ca nhiễm và 19 ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp mắc COVID-19

    Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, vừa qua, trong quá trình tham gia hoạt động đối ngoại, một cán bộ của Đại sứ quán đã mắc COVID-19.

    Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết như vậy trong thông cáo đưa ra ngày 3/4 để trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết tình hình sức khoẻ các cán bộ làm việc ở những cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

    Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao cho biết đã chỉ đạo Đại sứ quán thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng, cơ sở y tế địa phương tiến hành việc giám sát y tế và điều trị phù hợp cho cán bộ nói trên, chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe, giám sát và cách ly y tế, đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng dịch trong toàn cơ quan đại diện, không để dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe của các cán bộ khác và thân nhân.

    Ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh, Bộ Ngoại giao cho biết đã quán triệt tất cả cán bộ, công chức và viên chức của Bộ ở trong và ngoài nước nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, cùng các quy định, yêu cầu về phòng, chống dịch của sở tại khi đi công tác nước ngoài; yêu cầu Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài quán triệt tinh thần “bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, vừa đảm bảo sự an toàn, sức khỏe cho các cán bộ, công chức, viên chức ngoại giao và gia đình, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại và dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, bà Hằng thông báo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quan chức WHO phản pháo quyết liệt khi được hỏi "Có phải WHO đã bị Trung Quốc chi phối hay không?"

    Tiến sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã lên tiếng về những cáo buộc cho rằng Trung Quốc không công bố số liệu chính xác về số ca nhiễm bệnh và tử vong trong đợt dịch bùng phát ở nước này.

    "Tôi nghĩ chúng ta cần thận trọng, không nên đánh giá bất kì nước nào trên thế giới là không hợp tác hoặc không minh bạch, và chúng ta cần nhìn nhận sự minh bạch trên tổng thể nhiều khía cạnh," ông Ryna nói tại cuộc họp báo ở Geneva.

    "Chúng ta cần có sự công bằng, và chúng ta cần nhận ra rằng hệ thống [y tế] dưới áp lực lớn sẽ rất khó để đăng tải mọi thông tin đúng tới từng phút. Thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ chúng ta đã quá quan tâm tới vấn đề số liệu dịch bệnh ở Trung Quốc".

    Khi được phóng viên hỏi rằng có phải WHO "đã bị Trung Quốc chi phối hoặc bị đánh lừa bởi số liệu của họ hay không", ông Ryan lấy một dẫn chứng khác về việc "Italy cũng cung cấp số liệu không chính xác" bởi vì hệ thống của họ đang quá tải nặng nề bởi số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona quá lớn.

    "Chúng ta có nói rằng họ không minh bạch và không gửi WHO số liệu hàng ngày không? Không,ông Ryan khẳng định.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỉ lệ tín nhiệm của người dân Nga đối với Tổng thống Putin tăng sau 2 bài phát biểu toàn quốc của ông về COVID-19

    Đức tố Mỹ cướp khẩu trang, tỉ lệ ủng hộ của TT Putin tăng sau bài phát biểu toàn quốc thứ 2 về COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: TASS

    Các chỉ số tín nhiệm và đồng thuận của người dân Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin đã lần lượt tăng lên 74% và 72% sau bài phát biểu thứ 2 trước toàn quốc về dịch COVID-19 của ông, hãng thông tấn TASS đưa tin.

    Kết quả nói trên vừa được Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga (VTsIOM) công bố trên trang web của đơn vị này vào ngày thứ 6 (3/4) vừa qua. Đơn vị khảo sát đã tiến hành thăm dò ngẫu nhiên ý kiến của 1.600 công dân Nga từ 18 tuổi trở lên.

    Trước đó, cuộc khảo sát từ ngày 23-29/3 cho thấy chỉ số đồng thuận trung bình của người Nga đối với các hoạt động của ông Putin là 65,7%, trong khi đó chỉ số tín nhiệm trung bình của người Nga đối với nhà lãnh đạo của mình là 71,1%.

    Tính đến cuối ngày 3/4, Nga đã ghi nhận 4.149 ca nhiễm COVID-19, trong đó chủ yếu là ở thủ đô Moskva (2.923 ca). 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 120.000 người ký vào đơn kêu gọi phục chức cho hạm trưởng tàu sân bay Mỹ

    "Hành động của ông ấy có thể cứu sống nhiều người. Mặc dù ông ấy bị sa thải, kế hoạch di chuyển thủy thủ đoàn tới nơi an toàn vẫn được thực hiện. Ông ấy là người hùng đáng được khen thưởng", lá đơn kiến nghị nêu rõ.

    Lá đơn xuất hiện trên trang Change.org hôm 3/4, hiện thu thập được hơn 123.000 chữ ký và được dự đoán sẽ sớm cán mốc 150.000 chữ ký trong vài giờ tới.

    Hãng Reuters trước đó đưa tin về quyết định sa thải Đại tá Brett Crozier, chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, người viết thư hối thúc sơ tán thủy thủ đoàn để ngăn Covid-19.

    Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly sau đó cho biết, ông Crozier bị cách chức vì gửi cho quá nhiều người bản sao bản ghi nhớ nội bộ vào hôm 30/3, trong đó hối thúc việc các quân nhân trên USS Theodore Roosevelt nhiễm bệnh cần được rời tàu để lên đảo Guam chữa trị.

    Ông Modly nhấn mạnh, chỉ huy của tàu USS Theodore Roosevelt đã "thể hiện khả năng đánh giá cực kỳ kém" trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay trên tàu.

    "Ngay cả khi được ca ngợi như một anh hùng, Crozier vẫn bị sa thải, trong khi các nhà điều tra xem xét việc có nên đưa ra các hình thức kỷ luật khác hay không", ông Modly nói với Reuters.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng

    COVID-19: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép thả thêm tù nhân, TT Trump kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng - Ảnh 1.

    Trong bối cảnh nước Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, ngày 3/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng, theo đó các hoạt động xuất khẩu trang thiết bị y tế - bao gồm khẩu trang - sẽ phải dừng lại.

    Khẩu trang N-95 và các thiết bị bảo hộ y tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Trước đó, đã có một số thông tin từ quan chức Pháp về việc Mỹ "nẫng tay trên" một lô hàng 60 triệu khẩu trang của nước này với giá cao gấp 3-4 lần. 

    Trong tuyên bố ngày 3/4, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh rằng việc thông qua Đạo luật sản xuất quốc phòng là một phần trong nỗ lực chống lại tình trạng đầu cơ, tích trữ và đội giá hàng vật tư y tế nhằm trục lợi trong thời điểm đất nước đối mặt với khủng hoảng COVID-19.

    Mỹ hiện là tâm dịch lớn nhất thế giới, với số ca nhiễm chiếm khoảng 24% tổng số ca nhiễm bệnh được xác nhận trên toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Tư pháp Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với hệ thống nhà tù liên bang, cho phép thả thêm tù nhân

    Ngày 3/4, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr tuyên bố Cục Nhà tù Liên bang (BOP) đang đối mặt với các tình huống khẩn cấp do sự lây lan nhanh chóng của virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, qua đó cho phép BOP bắt đầu chuyển thêm nhiều tù nhân bị giam giữ trong tù sang quản thúc tại gia.

    Bộ trưởng Barr cho biết theo lệnh khẩn cấp, BOP sẽ ưu tiên thả những tù nhân dễ bị tổn thương tại các nhà tù đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, bao gồm các nhà tù như Oakdale ở Louisiana, Elkton ở Ohio và Danbury ở Connecticut.

    Chỉ đạo của Bộ trưởng Barr được đưa ra sau khi 5 tù nhân ở nhà tù FCI Oakdale 1 và 2 tù nhân ở nhà tù FCI Elkton 1 đã tử vong do mắc COVID-19. Theo BOP, đã có 91 tù nhân và 50 nhân viên tại 122 cơ sở giam giữ đã mắc COVID-19. Hồi đầu tuần này, BOP đã ra lệnh tất cả các nhà tù tiến hành cách ly tù nhân trong 14 ngày.

    Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký dự luật kích thích kinh tế quy mô lớn trị giá 2.000 tỷ USD, trong đó có một điều khoản được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho các nhà tù liên bang áp dụng biện pháp quản thúc tại nhà đối với các tù nhân đủ điều kiện nhằm kiểm soát dịch bệnh lây lan.


    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Pakistan tuyên bố mở cửa lại ngành xây dựng

    Trong một thông báo trên Twitter ngày hôm nay (4/4), Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã tuyên bố mở cửa lại ngành xây dựng, trong khi các trường học và trung tâm thương mại vẫn tiếp tục đóng cửa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

    Lí giải cho quyết định của mình, ông Khan cho biết Pakistan đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vừa phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vừa phải phòng tránh nguy cơ xảy ra thảm họa kinh tế tại quốc gia có tỉ lệ người nghèo khá lớn này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan tuyển dụng thêm 45.000 nhân viên y tế

    Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Nội các Thái Lan đã thông qua kế hoạch của Bộ Y tế tuyển dụng 45.684 viên chức, đặc biệt là nhân viên chính phủ, để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Phó phát ngôn viên Chính phủ Trisulee Trisaranakul cho biết, Nội các Thái Lan hôm 3/4 nhất trí rằng Bộ Y tế cần thêm nhân viên để đối phó với dịch bệnh và sẽ có thêm các bác sĩ, y tá, dược sĩ, kỹ thuật viên y tế và nhân viên y tế cộng đồng được nhận vào làm việc cho Bộ Y tế, nơi hiện đang có đội ngũ khoảng 160.000 người.

    Truyền thông sở tại dẫn lời bà Trisulee nói rằng, nhiều nhân viên y tế thích làm việc trong khu vực tư nhân vì có lương cao hơn, nhưng họ sẽ tham gia và tự hào được phục vụ người dân Thái Lan. Những người này được đào tạo tốt và sẽ là một phần của hệ thống công cộng quốc gia với cam kết tận tâm và quyết tâm để giúp đất nước xử lý cuộc khủng hoảng COVID-19.

    Thái Lan ngày 4/4 công bố thêm 89 ca nhiễm virus SARS-Cov-2 và 1 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở nước ngày lên 2.067 và tổng số người tử vong lên 20 bệnh nhân. Thái Lan là quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc phát hiện ra trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Kể từ khi phát hiện ra trường hợp đầu tiên tới nay, số ca nhiễm tại Thái Lan đã vượt quá ngưỡng 2.000 trường hợp. Điều đó khiến Chính phủ nước này phải đưa ra nhiều biện pháp mạnh để ngăn chặn sự lây lan của dịch.

    Từ đêm 3/4, lực lượng quân đội và cảnh sát Thái Lan đã thiết lập hàng trăm trạm kiểm soát trên khắp đất nước để thực thi lệnh giới nghiêm mới được ban bố nhằm hạn chế tối đa sự di chuyển của người dân từ 10h00 đêm đến 04h00 sáng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Nga: Diễn văn của TT Putin xác nhận "điều đáng sợ nhất" và sự kỳ lạ khó hiểu về kỳ nghỉ chống COVID-19

    Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận hơn 300 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24h, Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 1.

    Các nhà kinh tế học cảnh báo Nga có thể rơi vào suy thoái sâu nhất trong cả một thế hệ, khi hàng triệu lao động có khả năng bị mất việc làm do tác động của dịch bệnh COVID-19.

    Bà Lilit Gevorgyan, chuyên gia kinh tế tại IHS Markit, bình luận trên báo Moscow Times:

    "Diễn văn của ông Putin đã xác nhận điều lo sợ tồi tệ nhất... Cả một tháng dài phong tỏa sẽ khiến sự suy thoái và sụt giảm kinh tế cả năm là không thể tránh khỏi đối với Nga. Vấn đề là [thiệt hại] sẽ đi sâu đến đâu."

    Các nhà kinh tế học được Moscow Times phỏng vấn nói rằng tổn thất kinh tế sau dịch COVID-19 có thể tồi tệ hơn bất kỳ sự kiện nào mà nước Nga từng trải qua kể từ khi ông Putin lên nắm quyền 20 năm trước.

    "Với thời gian nghỉ việc hiện nay được kéo dài như vậy, cùng với giá dầu thấp kỷ lục trong nhiều năm, có nguy cơ lớn là mức sụt giảm GDP của Nga trong năm 2020 có thể chạm đến mức hai chữ số," Vladimir Miklashevsky - chiến lược gia tại ngân hàng nổi tiếng của Đan Mạch Danske Bank - nói.

    Tại cuộc gặp với ông Putin ngày 1/4, trước khi Nga gia hạn kỳ nghỉ toàn quốc, người đứng đầu Cơ quan kiểm toán Liên bang Nga Alexei Kudrin nói với tổng thống Putin rằng nền kinh tế nước này sẽ sụt giảm 3-5% trong năm nay, ngay cả khi chỉ bị COVID-19 tác động vừa phải.

    Sự suy giảm này có thể là thảm họa đối với các doanh nghiệp và hàng triệu người lao động trên khắp đất nước, nhất là khi đến nay Kremlin vẫn chưa thông báo bất kỳ gói cứu trợ quy mô lớn nào, trái với động thái từ nhiều quốc gia khác như Mỹ, Đức, Nhật Bản,...

    "Hàng triệu người sẽ mất việc làm," chuyên gia Igor Nikolayev từ tập đoàn tài chính Grant Thornton nói. Ông ước tính tỉ lệ thất nghiệp chính thức có thể lên tới 15% vào cuối năm nay, so với mức 4.6% hiện tại.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc truy tặng danh hiệu liệt sĩ cho bác sĩ Lý Văn Lượng

    Ngoài bác sĩ Lý Văn Lượng, 11 bác sĩ khác cũng đã được Trung Quốc vinh danh trong ngày thứ 5 (2/4) vừa qua.

    Bác sĩ Lý đã phát hiện và cảnh báo về một loại virus mới giống như SARS từ cuối tháng 12/2019, nhưng thật không may khi chính anh đã nhiễm căn bệnh này và qua đời vào ngày 7/2 vừa qua.

    Rạng sáng ngày 7/2, Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thông báo,, bác sĩ Lý Văn Lượng, thuộc chuyên khoa mắt của bệnh viện đã qua đời vào lúc 2h58 cùng ngày, sau thời gian chiến đấu với dịch bệnh viêm phổi do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra.

    Trước đó, vào ngày 2/2, cập nhật về tình hình sức khỏe bản thân trên tài khoản wechat cá nhân, bác sĩ Lý cho biết, anh có kết quả dương tính với nCoV, trong khi bố mẹ - những người bị lây nhiễm chủng virus này đã ra viện. "Cảm ơn sự quan tâm của tất cả mọi người", anh viết.

    Đáng chú ý, ở phần chữ ký của tài khoản wechat, bác sĩ Lý đã lưu lại câu nói nổi tiếng: "Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi".

    Trung Quốc tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân người Mỹ nhiễm Covid-19 khỏi bệnh tại Đà Nẵng: Tôi cảm ơn các bác sĩ Việt Nam đã cứu mạng

    Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận hơn 300 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24h, Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 1.

    Bệnh nhân người Mỹ vui vẻ khi ra viện

    Ngày 3/4, Bệnh viện Đà Nẵng đã làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhân M.Y (SN 1979, quốc tịch Mỹ, có vợ là người Việt Nam), là người thứ 68 nhiễm Covid-19 ở Việt Nam.

    Bệnh nhân được xuất viện sau hơn nửa tháng điều trị. Kết quả 3 lần xét nghiệm mới nhất cho thấy bệnh nhân M.Y âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Nhận giấy chứng nhận xuất viện từ các bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng, ông M.Y đã không giấu được sự vui mừng đồng thời liên tục gửi lời cảm ơn đến Việt Nam.

    "Thật quan trọng khi mà chúng ta được cách ly đúng cách.Tôi muốn nói rằng, tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi rất ấn tượng với Việt Nam và hệ thống y tế ở đây. Tôi là người Mỹ và đất nước tôi đang trải qua giai đoạn thật sự tồi tệ.

    Việt Nam đã làm rất tốt trong việc cách ly mọi người để chắc chắn rằng virus không lây lan trong xã hội. Tôi cảm ơn Việt Nam đã cứu lấy tôi và bảo vệ gia đình tôi cũng như người dân ở đây. Các y bác sĩ ở đây đã làm rất tốt. Họ đã cứu mạng tôi, tôi rất tự hào về Việt Nam", bệnh nhân M.Y vui vẻ chia sẻ.

    Ngoài những lời cảm ơn, bệnh nhân người Mỹ còn liên tục selfie với các bác sĩ để ghi lại kỷ niệm của mình với các ân nhân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO khuyến khích dùng khẩu trang để hạn chế sự lây lan virus SARS-CoV-2

    Ngày 3/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho rằng khẩu trang y tế nên được ưu tiên cho nhân viên y tế, nhưng việc sử dụng khẩu trang tự chế hoặc các vật che miệng khác cũng có thể được xem như một cách để giảm sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

    Trong một cuộc họp báo tại Geneva, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO - ông Mike Ryan cho rằng virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền trong không khí, nhưng nguyên nhân lây nhiễm chính vẫn là do những người bị bệnh với các triệu chứng ho, hắt hơi và làm lây nhiễm qua bề mặt hoặc người khác.

    Ông Mike Ryan nhấn mạnh cần phải dành khẩu trang bảo hộ y tế cho các nhân viên tuyến đầu, nhưng ý tưởng sử dụng tấm che hô hấp hoặc che miệng để ngăn ngừa ho hoặc hắt hơi ra môi trường và người khác là một ý tưởng không tồi.

    Ngoài ra, ông Ryan cũng thừa nhận "một cuộc tranh luận rất quan trọng" về việc đeo khẩu trang. Ông nói: "WHO đang nghiên cứu tất cả các bằng chứng để xem tác dụng của việc đeo khẩu trang đối với đại dịch lúc này". Chuyên gia của WHO nhấn mạnh việc sử dụng khẩu trang, khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải ở cấp độ cộng đồng có thể giúp ích trong một phản ứng toàn diện đối với căn bệnh này.

    Cũng tại cuộc họp báo, ông Ryan đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc thực hiện giãn cách xã hội, cụ thể là người dân cần tự giác ở nhà, hạn chế tối đa ra đường khi không có việc cần thiết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    1 toilet, ngàn người sử dụng: Khi cách ly trở thành đặc quyền của giới nhà giàu Ấn Độ, còn dân nghèo thì không thể

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận hơn 300 ca nhiễm COVID-19 mới trong vòng 24h

    Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận hơn 300 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24h, Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Theo thông cáo mới nhất từ Bộ Y tế Nhật Bản, nước này hôm 3/4 đã ghi nhận thêm 314 ca nhiễm và 6 ca tử vong do COVID-19 mới trên toàn quốc, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.632 người và số ca tử vong là 80 trường hợp.

    Đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận hơn 300 ca nhiễm mới trong vòng 24h, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.

    Trong số các trường hợp mới được phát hiện, riêng thủ đô Tokyo có 89 ca nhiễm mới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điểm danh các quốc gia, vùng lãnh thổ thành công trong cuộc chiến chống Covid-19

    Một số quốc gia và vùng lãnh thổ được cho là khá thành công trong việc "làm phẳng đường cong" trước khi tỷ lệ mắc Covid-19 tăng vọt theo cấp số nhân. Danh sách này bao gồm:

    1. Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc)

    2. Hàn Quốc

    3. Canada

    4. Georgia

    5. Iceland

    6. Thụy Điển

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy thêm 766 nạn nhân tử vong, dịch vẫn chưa qua đỉnh

    Đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang; voi cũng bị dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng - Ảnh 1.

    Ảnh: DeathCareIndustry.com

    Italy trong ngày 3/4 ghi nhận thêm 766 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19. Giới chức y tế nước này cho rằng đỉnh dịch vẫn chưa đi qua nhưng xu hướng giảm vẫn đang được duy trì ổn định.

    Con số do Cơ quan bảo vệ dân sự Italy công bố cuối ngày 3/4 cho thấy, Italy có thêm 776 nạn nhân thiệt mạng và 4.585 ca nhiễm mới Covid-19. Tổng cộng, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Italy đã có 14.681 nạn nhân tử vong và gần 120.000 người nhiễm bệnh.

    Nhận định về các diễn biến này, Giám đốc Cơ quan bảo vệ dân sự Italy, Angelo Borrelli cho biết, dịch Covid-19 tại Italy vẫn đang duy trì mức ổn định trên một đường thẳng trên đỉnh và sớm nhất đến đầu tuần sau mới bắt đầu đi xuống.

    Sức ép với các bệnh viện tại Italy bắt đầu giảm dần vì đã có 19.758 bệnh nhân được chữa khỏi và số bệnh nhân nặng đang phải nằm trong các phòng hồi sức cấp cứu là trên 4.000 người, giảm nhiều so với mức cao điểm.

    Tuy nhiên, giới chức y tế Italy kêu gọi người dân nước này phải hết sức thận trọng và không được từ bỏ các biện pháp bảo vệ. Ông Gianni Rezza, Giám đốc Khoa các bệnh truyền nhiễm của Viện Y học cấp cao Italy cảnh báo, nếu người dân mất cảnh giác, sẽ có nhiều địa phương ở nước này, đặc biệt là ở miền Nam Italy, rơi vào tình cảnh giống như thị trấn Codogno ở vùng Lombardy, nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 tại Italy.

    Cảnh báo này được đưa ra khi báo chí Italy đăng tải nhiều hình ảnh cho thấy tại nhiều địa phương ở Italy như Napoli hay Genoa, người dân đổ ra đường rất đông trong 1-2 ngày qua khi thời tiết thuận lợi và dịp nghỉ lễ Phục sinh bắt đầu.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết của VOV https://vov.vn/the-gioi/italy-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump: Bệnh nhân COVID-19 không có bảo hiểm tại Mỹ sẽ được chính phủ chi trả tiền điều trị

    Tuyên bố trên vừa được ông Trump đưa ra hôm 3/4 vừa qua, trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong mới do COVID-19 tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh.

    Theo đó, chính phủ Mỹ sẽ sử dụng tiền từ các gói kích thích kinh tế để chi trả viện phí theo mức giá dựa của chương trình Medicare cho các bệnh nhân COVID-19 không có bảo hiểm.

    "Điều này sẽ giúp giảm bớt mối lo ngại của những người Mỹ không có bảo hiểm khi điều trị bệnh COVID-19", ông Trump nói.

    Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu chính sách này có áp dụng đối với những người nhập cư không có giấy tờ hay không. Chi tiết về chương trình hỗ trợ này sẽ được công bố sớm, theo Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: 3.736 ca nghi mắc COVID-19 và 75.458 người đang theo dõi y tế; thêm 10 ca bình phục trong ngày

    Đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang; voi cũng bị dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng - Ảnh 1.

    Báo cáo mới nhất cập nhật lúc 9 giờ ngày 4/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam ghi nhận 239 ca mắc COVID-19, có 3.736 ca nghi mắc COVID-19 và 75.458 người đang theo dõi y tế.

    Theo đó, Việt Nam đứng thứ 93/206 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN. Đến thời điểm này Việt Nam ghi nhận 239 ca mắc COVID-19 , không có ca tử vong. Số ca bình phục là 85 ca, 154 ca bệnh đang được điều trị.

    Tổng số ca mắc mới tính từ 9 giờ ngày 3/4 đến 9 giờ ngày 4/4 trên tổng số ca tích luỹ: 6/239

    Trong đó: 02 trường hợp được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. 04 trường hợp còn lại: Trong đó 01 được phát hiện tại cộng đồng gồm: 01 trường hợp từng khám tại BV Bạch Mai; 02 trường hợp liên quan đến quán bar Buddha.

    Tổng số ca bình phục trong ngày: 10

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://www.tienphong.vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Voi trở thành nạn nhân tiếp theo của dịch COVID-19

    Đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang; voi cũng bị dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng - Ảnh 1.

    Con người không phải là nạn nhân duy nhất của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Động vật đang sinh sống trong các khu trú ngụ và những cơ sở cứu trợ cũng đang phải hứng chịu tác động của dịch bệnh này.

    Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ở Thái Lan, voi là "thỏi nam châm" thu hút du khách nước ngoài, nhưng lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19 vì voi được nuôi nhốt, sống dựa vào doanh thu của ngành du lịch. Cuộc sống của những chú voi đã trở nên u ám kể từ đầu năm nay khi lượng khách du lịch bắt đầu giảm sút và các nước bắt đầu đóng cửa biên giới.

    Tác động của dịch bệnh thậm chí còn nặng nề hơn sau khi Chính phủ Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 26/3 đến 30/4, các trại nuôi voi trên toàn quốc đã phải đóng cửa để tuân thủ các quy định mới được ban hành. Ước tính, ít nhất 2.000 con voi đang "thất nghiệp" khi vắng bóng khách du lịch nước ngoài ở quốc gia Đông Nam Á này, trong khi lương bổng của các "quản tượng" cũng giảm tới 70%.

    Việc thiếu nguồn thu từ khách du lịch đồng nghĩa với việc thức ăn dành cho voi bị hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe của voi. Truyền thông Thái Lan cho biết có tới 75 con voi tại một khu bảo tồn ở tỉnh Ayutthaya của nước này đang phải đối mặt với nguy cơ chết đói vì không có khách du lịch đến thăm và cho ăn.

    Theo bà Saengduean Chailert, Chủ tịch Công viên voi - một trung tâm cứu hộ và tái định cư dành cho voi tại tỉnh Chiang Mai, Đông Bắc Thái Lan, nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, các trại voi và chủ trại sẽ rất khó khăn để tìm nguồn tiền mua thức ăn cho voi. Để cứu những con voi có nguy cơ chết đói, các nhân viên của Công viên voi đã phải làm việc cật lực, ra ngoài cắt cỏ và chặt lá cây để nuôi voi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ: Các bác sĩ đưa ra lời cảnh báo đáng sợ sau khi ca tử vong đầu tiên do COVID-19 tại khu ổ chuột được ghi nhận

    Một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á vừa qua đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, khiến các bác sĩ đầu ngành của nước này lo ngại về nguy cơ dịch bệnh "bùng phát dữ dội".

    Hôm thứ 4 (1/4) vừa qua, một người đàn ông 56 tuổi tại khu ổ chuột quận Dharavi, trung tâm tài chính của thủ đô Mumbai, đã được xác nhận tử vong do COVID-19 sau khi được chuyển đến bệnh viện địa phương. Người này không có lịch sử đi lại.

    Các thân nhân của nạn nhân đã được xét nghiệm và yêu cầu cách ly tại nơi cư trú, đồng thời khu phố đông đúc có 300 ngôi nhà và 90 cửa hàng nơi nạn nhân sinh sống cũng đã được phong tỏa để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan.

    Ngày 2/4, một công nhân vệ sinh 52 tuổi tại Dharavi cũng đã có kết quả dương tính với virus corona.

    Dịch bệnh bùng phát tại khu ổ chuột có thể trở thành thảm họa đối với Ấn Độ. Là nơi có khoảng 1 triệu người sinh sống, khu ổ chuột Dharavi có mật độ dân số lớn hơn gần 30 lần so với thành phố New York - khoảng 280.000 người/km2.

    Các bác sĩ Ấn Độ lo ngại rằng tình hình sẽ trở nên không thể kiểm soát nếu một đợt bùng phát kéo dài và lây lan nhanh tại một trong số các khu ổ chuột của Ấn Độ, nơi không đảm bảo về điều kiện vệ sinh, nguồn nước sạch và có hàng ngàn người dân nghèo không có đủ điều kiện kinh tế để "giãn cách xã hội".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới nói gì về cuộc chiến "chống dịch như chống giặc" của Việt Nam?

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Vũ Hán có 2.500 người chết vì COVID-19 nhưng dân xếp hàng nhận cả chục nghìn bình cốt?

    TQ tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân COVID-19, đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 1.

    Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã mới đây đã lên tiếng lý giải chuyện người dân xếp hàng nhận hàng nghìn bình tro cốt tại các nhà tang lễ ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

    Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định không có chuyện chính phủ nước này che giấu số liệu tử vong ở Vũ Hán trong dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

    Trả lời trên BFM TV (Pháp) ngày 31/3, đại sứ Lô Sa Dã nói rằng dịch COVID-19 đã khiến hơn 2.500 người tử vong tại Vũ Hán, trong khi có khoảng 10.000 người khác ở thành phố này tử vong vì những nguyên nhân khác.

    "Các nhà tang lễ ở Vũ Hán mới mở cửa trở lại vào ngày 23/3," ông Lô nói.

    "Các bạn thấy có rất nhiều người xếp hàng [đợi nhận tro cốt] bởi vì trong hai tháng Vũ Hán bị phong tỏa, bên cạnh số người chết vì virus corona, còn có khoảng 10.000 người chết vì các lý do khác."

    "Chúng tôi không che giấu thống kê số người chết, các số liệu là chính xác."

    Trước đó, một số nghi vấn đã được nêu ra về độ tin cậy trong thống kê của nhà chức trách Trung Quốc, khi một số hãng truyền thông nước này ẩn ý rằng có nhiều người tử vong do dịch COVID-19 hơn là con số chính thức được công bố.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc gia hạn lệnh cấm tụ tập đông người

    Theo đó, các buổi sự kiện giải trí, thể thao và tôn giáo tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục bị cấm trong khoảng thời gian này.

    Mặc dù Hàn Quốc đã đưa dịch bệnh vào tầm kiểm soát, nhưng giới chức nước này vẫn lo ngại về nguy cơ do các ca bệnh "ngoại nhập" và những ổ dịch nhỏ mới được phát hiện trong cộng đồng gần đây tại các nhà thờ, bệnh viện và viện dưỡng lão.

    Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết tình hình vẫn còn "nghiêm trọng", do đó nước này vẫn quyết định tiếp tục đóng cửa trường học và đang cân nhắc về việc tiếp tục gia hạn thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã ghi nhận thêm 94 ca nhiễm mới trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này lên 10.156 người. Số ca tử vong do dịch bệnh tại Hàn Quốc cũng tăng thêm 3 trường hợp, lên 177 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tận mục sở thị bệnh viện dã chiến chống COVID-19 lớn nhất Anh

    TQ tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân COVID-19, đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 1.

    Bệnh viện dã chiến Nightingale của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) điều trị dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus SARS-CoV-2 gây ra đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/4.

    TQ tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân COVID-19, đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 2.

    Theo đài Sputnik, việc xây dựng bệnh viện dã chiến chống COVID-19 lớn nhất Anh chỉ mất 9 ngày hoàn thành tại trung tâm triển lãm Excel thủ đô London. Bệnh viện Nightingale có sức chứa 4.000 bệnh nhân, được thành lập với mục đích nhằm giảm tải sức ép đối với các bệnh viện khác đang bị quá tải do bệnh nhân mắc COVID-19.

    TQ tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân COVID-19, đến lượt Đức tố Mỹ cướp lô hàng khẩu trang - Ảnh 3.

    Diện tích hơn 87.000 m2 được chia làm hơn 80 khu điều trị. Ảnh: Getty Images

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam hỗ trợ đưa công dân nước ngoài về nước

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau vụ "nẫng tay trên" lô khẩu trang của Pháp, Mỹ lại bị tố "cướp" hàng của Đức

    Truyền thông Đức dẫn lời ông Andreas Geisel, người đứng đầu cơ quan Nội vụ thủ đô Berlin, Đức, cho biết một lô hàng 200.000 khẩu trang FFP-2 của nước này đã bị Mỹ lấy đi khi đang vận chuyển từ thủ đô Bangkok của Thái Lan về Đức.

    Theo ông này, lô khẩu trang nói trên đã được đặt hàng từ một công ty Mỹ có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và phía Đức đã thanh toán cho Mỹ. Tuy nhiên, khi lô hàng được đưa đến Thái Lan để chuẩn bị chuyển về Đức thì phía Mỹ đã bất ngờ chặn lại và tịch thu số hàng này.

    Ông Geisel cho rằng có thể phía Mỹ làm như vậy bởi chính phủ nước này đã ban lệnh cấm xuất khẩu đối với khẩu trang và thiết bị y tế; tuy nhiên vẫn lên án hành động của Mỹ giống như "cướp biển thời hiện đại" và yêu cầu chính phủ Đức gửi công hàm phản đối Mỹ.  

    Trước đó, hôm 1/4, các quan chức Pháp cũng đã tố Mỹ trả tiền tươi gấp 3-4 lần để mua đứt các lô hàng khẩu trang Pháp đặt từ Trung Quốc, ngay khi số hàng này chuẩn bị được vận chuyển tới Pháp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Indonesia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao thứ 2 thế giới?

    Tỷ lệ tử vong ở Indonesia chỉ đứng sau Italy (10%). Xét đến mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại Đông Nam Á, Indonesia vẫn là quốc gia dẫn đầu.

    Chính phủ Indonesia thông báo đã có 136 trường hợp tử vong (chiếm khoảng 8,9%) trên tổng số 1.528 ca mắc đến cuối tháng 3 vừa qua. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 người mắc Covid-19 thì có khoảng 9 người tử vong. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng số ca tử vong trong cộng đồng trên thực tế ước tính còn cao hơn con số được xác nhận. Theo CNA, có ít nhất 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Indonesia.

    1. Rất ít người được xét nghiệm

    Indonesia có dân số hơn 260 triệu người. Trong đó có hơn 8 triệu người sống ở thủ đô Jakarta – tâm chấn dịch bệnh. Tuy nhiên, nước này mới chỉ tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho 6.663 người tính đến ngày 1/4.

    Cho đến nay, chính phủ chỉ tập trung xét nghiệm cho những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 hoặc từng đi lại đến các khu vực bị ảnh hưởng do dịch bệnh trong vòng 14 ngày và xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, viêm họng, khó thở.

    2. Hầu hết trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng hoặc bị nhẹ

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, 80% số người mắc Covid-19 có các triệu chứng nhẹ (tương tự như triệu chứng cảm cúm thông thường) hoặc không biểu hiện triệu chứng.

    WHO cho biết, khoảng 15% số người mắc có các triệu chứng nghiêm trọng và 5% rơi vào tình trạng nguy kịch. Tưởng tượng giống như 1 kim tự tháp - với hầu hết các trường hợp nghiêm trọng nằm ở trên đỉnh, thì theo cách thức xét nghiệm của Indonesia, những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể không bị phát hiện.

    3. Những bệnh nhân tử vong do có bệnh lý nền

    Sự hiện diện của bệnh lý nền ở những bệnh nhân mắc Covid-19 khiến cho việc kết luận nguyên nhân gây tử vong trở nên khó khăn hơn. Có nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng lại tử vong do bệnh mãn tính. Theo báo cáo của WHO thì cứ 10 trường hợp tử vong trên thế giới có 6 trường hợp do bệnh mãn tính gây ra (không tính thời điểm diễn ra dịch Covid-19).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc dành 3 phút mặc niệm cho những nạn nhân thiệt mạng vì COVID-19

    COVID-19: Mỹ ghi nhận kỷ lục buồn về số ca tử vong trong ngày, người đến gần TT Trump sẽ được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Ảnh: Tân Hoa Xã

    Bắt đầu từ 10h sáng ngày hôm nay (4/4), người dân trên toàn Trung Quốc sẽ mặc niệm các nạn nhân COVID-19 trong vòng 3 phút. Các phương tiện như ô tô, tàu hỏa và tàu thủy sẽ kéo còi cùng tiếng còi báo động trên không. Mọi hoạt động giải trí tại nước này sẽ tạm dừng trong ngày hôm nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phần lớn người Mỹ không tán thành với cách ông Trump phản ứng trước dịch COVID-19

    Kết quả cuộc thăm dò dư luận của ABC News/Ipsos công bố ngày 3/4, cho thấy 47% số người được hỏi tán thành cách ứng phó với dịch bệnh của Tổng thống Donald Trump, trong khi 52% không tán thành. Đây là một sự đảo chiều so với hai tuần trước, khi đa số người được hỏi đồng ý với cách xử lý đại dịch của ông Trump (55%) và không tán thành (43%).

    Đại đa số người được hỏi (89%), cho biết họ phần nào hoặc rất quan ngại về khả năng mắc Covid-19, tăng từ 79% so với hai tuần trước. Trong khi đó, nhiều người trả lời rằng thói quen thường xuyên của họ đã bị ảnh hưởng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Cuộc thăm dò cũng cho thấy hơn một nửa số người được khảo sát (56%), thừa nhận họ không mong đợi các thói quen thường xuyên sẽ được khôi phục cho đến sau ngày 1/7.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://vov.vn/the-gioi/ty-le-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 1.000 bệnh nhân không triệu chứng đang được theo dõi y tế ở Trung Quốc

    COVID-19: Mỹ ghi nhận kỷ lục buồn về số ca tử vong trong ngày, người đến gần TT Trump sẽ được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Trung Quốc ngày hôm nay (4/4) tổ chức lễ tưởng niệm cấp quốc gia cho những công dân đã qua đời vì dịch COVID-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CGTN cho biết nước này vừa xác nhận thêm 19 bệnh nhân COVID-19 mới, trong đó bao gồm 18 trường hợp "ngoại nhập". Hơn 64 bệnh nhân không có triệu chứng mới cũng đã được xác nhận.

    Hiện tại, tổng cộng 1.030 bệnh nhân không triệu chứng đang được theo dõi y tế tại nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 4/4: Mỹ và một số nước châu Âu tiếp tục là những "điểm nóng" đáng lo ngại

    Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (4/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới đã tăng lên 1.097.810 trường hợp, số ca tử vong tăng lên 59.140 người, theo worldometers.info.

    Bên cạnh Mỹ với số ca nhiễm và ca tử vong mới trong ngày tăng kỷ lục, một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Đức, Pháp và Anh tiếp tục là những "điểm nóng" đáng lo ngại. 

    Trong khi đó, số ca nhiễm mới tại Italy đã có xu hướng giảm trong những ngày gần đây và được cho là minh chứng cho thấy biện pháp kiểm soát dịch bệnh của nước này đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

    COVID-19: Mỹ ghi nhận kỷ lục buồn về số ca tử vong trong ngày, người đến gần TT Trump sẽ được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Nguồn: worldometers.info

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ hết 15/4 phòng dịch Covid-19

    Ngày 3/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1074/SGDĐT-VP gửi Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

    Văn bản nêu rõ, Sở GD&ĐT thông báo cho các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, gồm có: trẻ em mầm non; học sinh tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; học viên Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài; học sinh trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ tiếp tục nghỉ học đến hết 15/4/2020.

    Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu, trong thời gian học sinh nghỉ học, các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện việc hướng dẫn học sinh tự học và tự ôn tập tại nhà; thường xuyên liên hệ với gia đình, cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe của học sinh.

    Các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục bố trí lãnh đạo trực và hướng dẫn giáo viên sử dụng CNTT làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp cần thiết mới đến làm việc tại đơn vị như: trực cơ quan; tham gia chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch; các trường hợp khác phải có văn bản của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Trung ương và thành phố mới đến làm việc tại cơ quan.

    Thủ trưởng các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục lập danh sách giáo viên, người lao động đến đơn vị làm việc; chịu trách nhiệm về việc giáo viên, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại đơn vị.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tính đến cuối ngày 3/4, khối ASEAN ghi nhận tổng cộng gần 12.000 ca nhiễm COVID-19

    Tính tới rạng sáng 4/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tổng cộng 11.955 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 991 ca mới.

    Số người thiệt mạng vì dịch bệnh nguy hiểm này đã tăng lên 396, nhiều hơn 48 ca so với một ngày trước đó. Các nước trong khu vực cũng thông báo 2.161 người đã được điều trị thành công và xuất viện.

    Số ca nhiễm mới đã tăng kỷ lục trong ngày tại Philippines, Indonesia.

    COVID-19: Mỹ ghi nhận kỷ lục buồn về số ca tử vong trong ngày, người đến gần TT Trump sẽ được xét nghiệm - Ảnh 1.

    Nhằm ứng phó với dịch COVID-19, chính phủ Philippines đang lên kế hoạch bắt đầu xét nghiệm diện rộng từ ngày 14/4 đối với những người đang nghi ngờ và những người được theo dõi.

    Chính phủ Singapore đã quyết định đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu từ 7/4 và đóng cửa trường học từ ngày 8/4, đồng thời triển khai thêm các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.

    Trong bài phát biểu lần thứ 3 về dịch COVID-19, chiều 3/4, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết dù tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tuy nhiên, đảo quốc này sẽ triển khai ngay lập tức một số biện pháp quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan với thời gian áp dụng trong vòng 1 tháng.

    Campuchia hôm 3/4 cũng có động thái mới nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh. Theo đó, Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã yêu cầu các phòng tập thể dục và các trung tâm rèn luyện sức khỏe trên phạm vi cả nước phải tạm thời đóng cửa kể từ ngày 3/4 để phòng tránh dịch COVID-19. 

    Kể từ đầu tháng 3/2020 khi dịch bệnh lan rộng, Chính phủ Campuchia đã yêu cầu tạm đóng cửa các trường học, quán bar, rạp chiếu phim và sòng bạc, trong khi người dân được khuyến cáo tránh tụ tập đông người ở khu vực công cộng.

    Trong khi đó, Thái Lan tuy chưa áp dụng các biện pháp triệt để như lệnh giới nghiêm toàn thời gian đối với người dân, nhưng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cũng đang xem xét các biện pháp quyết liệt hơn nếu số ca nhiễm virus SARS-Cov-2 và số người tử vong không giảm đi trong 1 tuần tới.

    Nội dung được tham khảo và tổng hợp từ bài viết của Báo Tin tức https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những người tiếp xúc gần với Tổng thống Trump sẽ được xét nghiệm virus corona

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

    Các bác sĩ Nhà Trắng đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm nhanh đối với những người tiếp xúc với Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence ở khoảng cách gần, theo thông báo của phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere hôm thứ 6 (3/4 - theo giờ địa phương).

    "Nhằm bảo vệ sức khỏe của Tổng thống và Phó Tổng thống, bắt đầu từ hôm nay, các bác sĩ của Nhà Trắng sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 đối với bất cứ ai tiếp xúc gần với hai ông, để xác định những người này có mang mầm bệnh hay không - dù người đó có triệu chứng hay không có triệu chứng - nhằm ngăn virus vô tình lây lan", ông Deere cho biết.

    Trước đó, Tổng thống Trump đã được xét nghiệm COVID-19 lần thứ 2 bằng bộ xét nghiệm nhanh cho kết quả trong vòng 15 phút, và nhận được kết quả âm tính. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một thị trấn bên trong ổ dịch COVID-19 tại Tây Ban Nha chưa có ca nhiễm nào

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 1.

    Thị trấn Zahara xinh đẹp của Tây Ban Nha. Ảnh: CNN

    Thị trấn Zahara de la Sierra ở phía nam Tây Ban Nha từng là một pháo đài chống lại kẻ thù trong lịch sử và hiện nay, nơi này vẫn là một "pháo đài" kiên cố trước dịch Covid-19 dù virus SARS-CoV-2 đã lây lan khắp xứ sở bò tót và khiến hơn 1 triệu người trên thế giới mắc bệnh.

    Ngày 14/3, Zahara tự cách ly với bên ngoài khi dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ở Tây Ban Nha. Thị trưởng 40 tuổi Santiago Galván của thị trấn này đã quyết định đóng cửa tất cả ngoại trừ 1 trong 5 cửa ngõ vào thị trấn. Ông Galván đã hành động vào ngày mà "lệnh cảnh báo quốc gia" có hiệu lực ở Tây Ban Nha.

    Kể từ đó đến ngày 3/4, Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 110.000 ca mắc Covid-19 và hơn 10.000 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này.

    Tuy nhiên, Zahara vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca nào dương tính với virus SARS-CoV-2 trong số 1.400 cư dân của thị trấn.

    "Điều này đã duy trì được hơn 2 tuần và tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt", Thị trưởng Galván nhận định với CNN.

    Những bước đi quyết liệt của thị trưởng này đã nhận được toàn bộ sự ủng hộ của người dân trong thị trấn, đặc biệt là những người cao tuổi.

    Gần 1/4 dân cư ở Zahara trên 65 tuổi và có hơn 30 người đang sống trong một viện dưỡng lão địa phương. Các thị trấn và làng quê xung quanh thị trấn này đều ghi nhận các ca mắc Covid-19 cũng như một số trường hợp tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc khuyến nghị các nhà ngoại giao không nên đến Bắc Kinh

    Trung Quốc đã tạm cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh để ngăn dịch COVID-19 tái bùng phát. Ngày 3/4, nước này còn ra khuyến cáo mạnh hơn là các nhà ngoại giao nước ngoài không nên đến Bắc Kinh.

    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, Bộ này đã ghi nhận một số trường hợp nhà ngoại giao nước ngoài tại Trung Quốc nhiễm COVID-19.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau của VTV https://vtv.vn/chao-buoi-sang/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thị trưởng Moskva cảnh báo trẻ em là "nguồn lây nhiễm mạnh" tại thủ đô Nga

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: AP

    Phát biểu trên đã được Phó thị trưởng thủ đô Moskva Anastasia Rakova đưa ra trong một chương trình được phát sóng trên kênh truyền hình địa phương Russia-1 tối 3/4 vừa qua.

    Cụ thể, bà Rakova cho biết thông thường các triệu chứng nhiễm COVID-19 của trẻ em thường rất nhẹ và thậm chí khó nhận ra. 

    Trong khi đó, tại Moskva lại có rất nhiều trẻ em mắc bệnh và các em vô tình trở thành những "nguồn lây nhiễm mạnh", ảnh hưởng đến người thân và những người xung quanh. Chính quyền Moskva đã nhận ra điều này vào giai đoạn đầu của dịch bệnh, bà Rakova cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam tăng lên 239 người

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 1.

    Ảnh: Tuấn Mark

    6h ngày 4/4, Bộ Y tế thông báo Việt Nam ghi nhận thêm 2 bệnh nhân Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc lên 239.

    Ca bệnh 238 (BN238): Bệnh nhân nữ, 17 tuổi, có địa chỉ tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân là lao động tự do tại Thái Lan, trước đó có ở cùng bạn (BN 210) tại Thái Lan.

    Ngày 17/3, bệnh nhân đi xe ô tô từ Bangkok, Thái Lan về Việt Nam. Ngày 18/3 nhập cảnh qua Cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình và được đưa về khu cách ly tập trung của tỉnh Quảng Bình 1 ngày. Ngày 21/3, được đưa về cách ly tập trung tại Trường Mầm non xã Thạch Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

    Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đã cho điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng cho kết quả dương tính. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định.

    Ca bệnh 239 (BN239): Bệnh nhân nam, 71 tuổi, địa chỉ tại An Hoà, Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 11/3, bệnh nhân đi khám, điều trị ung thư tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày. Ngày 18/3, bệnh nhân khám lại tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 19/3 quay lại quê ở Vĩnh Phúc.

    Trong thời gian khám tại Bệnh viện Bạch Mai có mua đồ ăn ở căng tin. Từ ngày 19-26/3, bệnh nhân ở nhà, không đi đâu. Từ ngày 26-28/3/2020, bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 28/3, bệnh nhân biểu hiện sốt nhẹ nên nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

    Ngày 01/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc lấy mẫu bệnh phẩm và ngày 2/4 gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho kết quả dương tính SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch COVID-19: Hơn 6.500 ca tử vong tại Pháp

    Số người nhiễm virus SARS-CoV-2 được xác nhận qua xét nghiệm là 64.338 bệnh nhân. Trong số 27.432 trường hợp đang nhập viện, 6.662 người trong tình trạng phải chăm sóc đặc biệt. Đến nay, 14.008 người đã khỏi bệnh và xuất viện.

    Giới chức y tế Pháp nhấn mạnh rằng nước này chưa chạm đến đỉnh dịch, tình hình còn quá phức tạp nên chưa thể tính đến việc dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết sau của TTXVN https://vtv.vn/the-gioi/dai-di...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ghi nhận số ca tử vong trong ngày kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 1.

    Ảnh: Gettty

    Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (4/4 - theo giờ Việt Nam), tổng số ca tử vong do nhiễm virus corona gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) tại Mỹ đã tăng lên 7.391 người, tăng 1.320 ca so với một ngày trước đó, theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info.

    Đây cũng là kỷ lục buồn nhất từng được ghi nhận tại Mỹ kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này. Trước đó, kỷ lục về số ca tử vong trong ngày từng được ghi nhận là 946 trường hợp, theo CNN.

    Hiện tại, Wyoming là bang duy nhất tại Mỹ chưa có ca tử vong do dịch COVID-19.

    Trong số các địa phương có ca tử vong mới, tâm dịch New York đã ghi nhận thêm 562 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại bang này lên 2.935 ca - gần bằng số người chết trong vụ tấn công khủng bố 11/9 chấn động nước Mỹ năm 2001.

    Mỹ cũng đã xác nhận thêm hơn 32.000 ca nhiễm COVID-19 mới chỉ trong vòng 24h, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên gần 270.000 người, theo số liệu của worldometers.

    Kỷ lục buồn của Mỹ: Hơn 30.000 người nhiễm, hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 được ghi nhận trong vòng 24h - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại