Cập nhật lúc

Covid-19 ngày 6/5: Chủ tịch Hà Nội khẳng định dịch chưa có tín hiệu kết thúc trong ngắn hạn; Sai phạm ở CDC khiến dư luận "rất bất bình và đau xót"

Hiện, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta là 271. Đã bước sang ngày thứ 20, Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    10 ngày thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 trên chuột: Nhiều kết quả khả quan

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Hà Nội: COVID-19 chưa có tín hiệu kết thúc trong ngắn hạn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư Hà Nội: Vụ CDC, dư luận bất bình và rất đau xót

    Đề cập sai phạm xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ khẳng định, đây là sự việc khiến dư luận bất bình và rất đau xót. Tinh thần chỉ đạo của thành phố là xử lý nghiêm khắc theo pháp luật, không bao che, không lấy lý do tình huống cấp bách phòng, chống dịch bệnh để biện minh cho hành vi sai trái.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Sai phạm ở CDC khiến dư luận rất bất bình và đau xót; An Giang cách ly 66 người vì 2 học sinh ở Campuchia trốn về Việt Nam - Ảnh 1.

    Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ

    Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm ngày 6/5, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn những đánh giá của cử tri đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 mà Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội đang triển khai. "Thành công này có được là nhờ sự chung sức, đồng lòng, sự chia sẻ và ủng hộ của nhân dân", ông Huệ nói.

    Liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, ông Huệ khẳng định, tinh thần chỉ đạo chung của Trung ương và thành phố là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Cùng với xử lý nghiêm những đại án tham nhũng thì Trung ương và thành phố cũng đã chỉ đạo tập trung phòng, chống "tham nhũng vặt".

    Đề cập sai phạm xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, ông Huệ khẳng định, đây là sự việc khiến dư luận bất bình và rất đau xót. Tinh thần chỉ đạo của thành phố là xử lý nghiêm khắc theo pháp luật, không bao che, không lấy lý do tình huống cấp bách phòng, chống dịch bệnh để biện minh cho hành vi sai trái.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiều 6/5, tròn 20 ngày không có ca COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng, 22 ca âm tính từ 1 lần trở lên

    Bản tin lúc 18h00 ngày 6/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã tròn 20 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Hiện trong số các ca bệnh đang điều trị đã có 22 ca âm tính từ 1 lần trở lên với virus SARS-CoV-2

    Số ca mắc:

    - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 6/5: 20 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

    - Tính đến 18h ngày 6/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    - Tính từ 6h đến 18h ngày 6/5: 0 ca mắc mới.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: An Giang cách ly 66 người vì 2 học sinh ở Campuchia trốn về Việt Nam; Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục - Ảnh 1.
    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: An Giang cách ly 66 người vì 2 học sinh ở Campuchia trốn về Việt Nam; Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục - Ảnh 2.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.097, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 245

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.293

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 23.559

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân nCoV 9 lần xét nghiệm âm dương xen kẽ

    Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết "bệnh nhân 265" diễn biến khá đặc biệt. Thanh niên 26 tuổi từ Thái Lan về Hà Tĩnh, được cách ly tập trung ngay, đến giờ chót của ngày thứ 14 chuẩn bị hết cách ly thì xét nghiệm dương tính nCoV.

    Từ khi nghi nhiễm đến nay anh đã xét nghiệm nCoV 9 lần. Trong đó, lần đầu xét nghiệm vào ngày 26/3 khi đang cách ly kết quả âm tính, lần hai ngày 8/4 "nghi ngờ thấp", lần ba ngày 10/4 dương tính.

    Được đưa vào bệnh viện Cầu Treo điều trị, bệnh nhân được xét nghiệm thêm 6 lần. Ngày 17/4 âm tính, ngày 19/4 và 24/4 dương tính. Lần xét nghiệm hôm 27/4 âm tính, ngày 29/4 lại dương tính. Mẫu xét nghiệm lần 9 ngày 6/5 kết quả âm tính.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: An Giang cách ly 66 người vì 2 học sinh ở Campuchia trốn về Việt Nam; Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục - Ảnh 1.

    Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nCoV ở Bệnh viện Đa khoa Khu vực cửa khẩu Cầu Treo. Ảnh: Đức Hùng

    Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cầu Treo, suốt quá trình điều trị, bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho và không khó thở.

    "Trường hợp này chưa nói trước được diễn biến như thế nào, kết quả xét nghiệm phải âm tính ít nhất hai lần liên tiếp mới được tuyên bố khỏi bệnh", đại diện bệnh viện nói.

    Nam bệnh nhân chia sẻ "không hiểu sao bệnh tình của mình lại phức tạp như vậy", cơ thể không hề có biểu hiện nhiễm nCoV. Hiện đây là bệnh nhân Covid-19 duy nhất còn điều trị tại bệnh viện này.

    Bệnh nhân là nhân viên quán bar tại Bangkok, Thái Lan, thường trú tại xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà. Anh là bạn với các bệnh nhân 146, 210, 238, về Hà Tĩnh ngày 26/3, cách ly tập trung tại trường Mầm non xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà. Ngày 8/4, khi hết thời hạn cách ly 14 ngày, anh được bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm lần hai, kết quả "nghi ngờ nhiễm nCoV ở mức thấp", sau đó dương tính nCoV.

    Hà Tĩnh ghi nhận 4 ca nhiễm nCoV, ba người đã khỏi bệnh xuất viện.

    Hai bệnh nhân ở Quảng Ninh cũng có kết quả các lần xét nghiệm âm - dương tính xen kẽ nhau. Trong đó một người 13 lần xét nghiệm, một người 10 lần xét nghiệm. Hiện giới chức y tế chưa thể lý giải nguyên nhân. Các ca này vẫn được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nới hàng loạt biện pháp phòng dịch, bỏ giới hạn số chỗ trên máy bay

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    An Giang: 2 học sinh từ Campuchia trốn về Việt Nam, 66 người phải cách ly

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề xuất chưa đón khách du lịch quốc tế phòng COVID-19

    Sáng 6/5, Ban Chỉ  đạo quốc gia phòng chống COVID-19 họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo.

    Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo bàn các nội dung: Quản lý người nhập cảnh; ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ, sẵn sàng phát hiện, truy vết, khoanh vùng triệt để và dập dịch từ bên trong; tính toán xác suất rủi ro dịch bệnh, nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội...

    Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định, chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục; Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp sáng nay. (Ảnh: VGP)

    Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày xuất hiện hàng chục nghìn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Bởi vậy, chúng ta phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

    "Cần tiếp tục thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; cách ly bắt buộc 14 ngày với các hình thức phù hợp đối với người nhập cảnh mang hộ chiếu ngoại giao, chuyên gia, thương gia, gắn với trách nhiệm cụ thể của địa phương… Chưa cho nhập cảnh khách du lịch quốc tế. Quản lý chặt chẽ hoạt động đón người Việt Nam từ nước ngoài về", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

    Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ ) không được nới lỏng trong công tác phòng chống dịch. Tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các công cụ công nghệ thông tin, để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng nếu có một ca nhiễm nào đó trong cộng đồng thì lập tức phát hiện được ngay, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

    Ban Chỉ đạo khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. Tại địa điểm công cộng, người dân tránh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người khác, tránh tiếp xúc vào những bề mặt không chắc chắn là không có mầm bệnh và nếu có tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.

    Các cơ quan, công sở, nhà máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công cộng, hàng quán… tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện vệ sinh dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh.

    Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo đều thống nhất đề xuất đến thời điểm này có thể cho phép các dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (trừ vũ trường, quán karaoke) với điều kiện phải giữ khoảng cách tối thiểu 1m; bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe buýt, xe lửa…) nhưng hành khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://vtc.vn/tin-nhanh-24h/d...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa“

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục

    Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, đến chiều 5/5, cả nước còn 39 bệnh nhân đang phải điều trị, theo dõi sức khoẻ.

    Trong 3 bệnh nhân nặng, hôm nay bệnh nhân 161, 88 tuổi ở Hưng Yên, có tiền sử đột quỵ đã được công bố khỏi bệnh.

    Bệnh nhân nặng còn lại điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là bệnh nhân 19, 64 tuổi, bác của bệnh nhân 17 cũng đang tiến triển rất tốt.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Ca Covid-19 nặng nhất ở Hà Nội hồi phục ngoạn mục; Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

    Bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19

    TS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh nhân 19 đã vượt qua thời kỳ nguy hiểm, sức khỏe đang tốt lên. Bệnh nhân đã cai được thở máy từ 4/5, hiện tự thở, tự ăn uống được và nói chuyện tốt.

    TS Thạch cho hay, nếu không có gì thay đổi, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh trong vài ngày tới sau khi đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 nhiều lần.

    Bệnh nhân 19 là trường hợp mắc Covid-19 điều trị lâu nhất tại Việt Nam, đến nay đã 58 ngày. Bệnh nhân nhập viện từ 7/3. Từ ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 20/3 vừa thở máy vừa sử dụng ECMO và kéo dài suốt 17 ngày, sức khoẻ rơi vào nguy kịch.

    Sau khi vừa bỏ ECMO, bệnh nhân lại có liên tiếp 3 lần ngừng tim. May mắn, nhờ được hội chẩn, cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã thoát cửa tử và hồi phục ngoạn mục.

    Bệnh nhân nặng nhất hiện nay là bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines. Bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nguy kịch do tràn khí màng phổi phải, chảy máu nơi ống dẫn lưu màng phổi lượng 300ml. Ngoài ra phổi trái đông đặc nặng hơn.

    Bệnh nhân đang được điều trị kháng sinh Ceftazidim (N14), Levoflox (N7).

    Bệnh nhân 91 cũng đã trải qua 48 ngày điều trị. Hiện bệnh nhân đang được hỗ trợ hô hấp/ mở khí quản, thở máy kết hợp ECMO ngày thứ 30 và lọc máu liên tục.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Hội Truyền nhiễm VN: ‘Không cần e ngại về các ca tái dương tính’

    Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh khi không còn các triệu chứng lâm sàng, hết sốt ít nhất 3 ngày và kết quả xét nghiệm 2 lần liên tiếp (thời gian cách nhau tối thiểu 24h) đều cho kết qủa âm tính nCoV. Sau khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn được theo dõi, cách ly thêm 14 ngày.

    Về việc phát hiện một số trường hợp kết thúc cách ly tại viện, đã trở về cộng đồng lại bất ngờ dương tính trở lại khi xét nghiệm lần cuối, ông Kính cho biết cần lưu ý một số điểm quan trọng.

    Thứ nhất, trong quá trình theo dõi khi quay trở lại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2, tất cả những người này đều không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Thôn Hạ Lôi dỡ cách ly, người dân đi chợ ngay trong đêm; Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

    GS.TS Nguyễn Văn Kính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 ngày 5/5

    Thứ hai, bản chất của phương pháp xét nghiệm RT-PCR chỉ lấy 1 đoạn mồi để phát hiện gen của virus SARS-CoV-2. Độ nhạy của RT-PCR rất cao, khoảng 98% trong khi phương pháp xét nghiệm này chỉ phát hiện mật mã di truyền của con virus chứ không thể phát hiện toàn bộ con virus.

    Muốn phát hiện virus còn hoạt động hay không, chúng ta phải nuôi cấy virus. Hiện nay, Việt Nam là một trong số 4 nước trên thế giới có thể nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2.

    "Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để nuôi cấy virus của những người tái dương tính. Điều đáng mừng là tất cả các trường hợp đều cho kết quả âm tính, tức là virus không hoạt động", GS Kính nhấn mạnh.

    GS Kính cho biết thêm, theo dõi về mặt dịch tễ ở cả trong và ngoài nước với những ca tái dương tính trở lại, không phát hiện sự lây nhiễm cho bất cứ người nào, dù một số bệnh nhân đã có tiếp xúc với người thân trong khi về cộng đồng cách ly.

    Tới nay, kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 của tất cả các ca tái dương cũng đều cho thấy bệnh nhân âm tính nCoV.

    Với vấn đề điều trị cho những trường hợp này, do người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có triệu chứng, bệnh viện chỉ thực hiện việc cách ly, theo dõi và phối hợp nuôi cấy virus để khẳng định kết quả xét nghiệm.

     

    Về phía y tế công cộng, chúng ta không cần có e ngại với người tái dương tính

    GS.TS Nguyễn Văn Kính GS.TS Nguyễn Văn Kính

     

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://vietnamnet.vn/vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều trường đại học thay đổi phương án tuyển sinh

    Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM... đã chính thức thay đổi phương án tuyển sinh năm 2020

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rà soát việc nhập khẩu dây chuyền, thiết bị cũ để sản xuất khẩu trang

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 'ăn mòn' lợi nhuận hàng không Việt

    Covid-19 đã khiến hàng loạt hãng bay từ lãi sang lỗ trong quý I. Chịu tác động lớn nhất trong ngành là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Chỉ trong quý I, hãng bay này đã lỗ hơn 2.600 tỷ đồng - cao hơn lợi nhuận sau thuế của họ cả năm 2019.

    Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietnam Airlines chỉ đạt khoảng 18.900 tỷ đồng, giảm hơn 6.800 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ giảm là chủ yếu (khoảng 29,4%) tương đương 5.601 tỷ đồng.

    Cùng cảnh ngộ, doanh thu quý I của Vietjet Air giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 7.222 tỷ đồng. Hãng bay này lỗ 989 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Vietjet Air ghi nhận lợi nhuận quý âm kể từ khi niêm yết đầu năm 2017. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn dự kiến trước đó của chính ban lãnh đạo Vietjet.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Thôn Hạ Lôi dỡ cách ly, người dân đi chợ ngay trong đêm; Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

    Máy bay của các hãng "nằm chờ" tại sân bay Tân Sơn Nhất trong thời gian giãn cách xã hội tháng trước. Ảnh: Quỳnh Trần

    Trong giai đoạn khó khăn, hai ông lớn hàng không đều phải cắt giảm chi phí bằng nhiều hình thức. Để kéo lại doanh thu mùa dịch, hai hãng này đều tăng chuyến bay chở hàng và bán các sản phẩm thẻ bay trả tiền trước.

    Ngoài ra, Vietjet bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay. So với cùng kỳ năm ngoái, chi phí hoạt động của hãng này giảm bình quân 35-40%. Vietjet cũng đã đàm phàn thành công về việc giãn các khoản phải trả 3-12 tháng.

    Tương tự, Vietnam Airlines cắt toàn bộ các khoản chi chưa thực sự cấp bách, hoãn các khoản chi có thể, đàm phán để giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết... Doanh nghiệp này cũng tái cơ cấu lao động, tinh giản biên chế, tổ chức lại bộ máy, dây chuyền sản xuất, điều chỉnh thu nhập của toàn bộ lao động. Trong quý I, chi phí quản lý doanh nghiệp của Vietnam Airlines giảm mạnh hơn 26,4%.

    Không đến mức lỗ nặng như Vietnam Airlines hay Vietjet nhưng doanh thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ hàng không cũng đều lao dốc. Doanh thu của công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) giảm 28% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 520 tỷ đồng. Do đó, doanh nghiệp nhà Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ lãi chưa đến 16 tỷ đồng, giảm hơn 5 lần so với 3 tháng đầu năm ngoái – mức thấp nhất từ khi công ty niêm yết giữa năm 2015.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/covid-19...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước dự kiến cất cánh ngày mai 7/5

    Liên quan đến chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước, trong những ngày qua, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước và các cơ quan chức năng Mỹ nhằm hỗ trợ Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam nhanh chóng giải quyết các thủ tục để có thể triển khai chuyến bay trong thời gian sớm nhất.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Ngày thứ 20 Việt Nam không có ca bệnh mới trong cộng đồng; Thôn Hạ Lôi dỡ cách ly, người dân đi chợ ngay trong đêm - Ảnh 1.

    Một chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: VOV


    Hiện Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của phía Mỹ và dự kiến sẽ tổ chức chuyến bay vào ngày 7/5/2020.

    Bộ Ngoại giao đề nghị công dân Việt Nam tiếp tục tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch của sở tại và hướng dẫn của các Cơ quan đại diện Việt Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco và các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Mỹ đã và đang hết sức nỗ lực hỗ trợ công dân trong việc lưu trú, di chuyển và phòng ngừa dịch bệnh trong thời gian ở tại San Francisco chờ chuyến bay.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hạ Lôi giây phút gỡ lệnh cách ly: Người dân chở hoa lên chợ bán

    Thôn Hạ Lôi thời điểm dỡ cách ly

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày thứ 20 Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng

    Bản tin 6h00 ngày 6/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Hiện đang có hơn 34.000 người cách ly phòng chống dịch

    Hiện, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta là 271. Đã bước sang ngày thứ 20, Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Ngày thứ 20 Việt Nam không có ca bệnh mới trong cộng đồng; Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19 - Ảnh 1.

    Trước đó, ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc COVID-19 đều là du học sinh từ Nhật Bản về, được cách ly ngay khi nhập cảnh.

     9 ngày sau vào chiều  3/5, Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp mắc mới là chuyên gia dầu khí người Anh, cũng được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, do đó, không có yếu tố lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, tính đến 6h00 ngày 6/5, Việt Nam có 131 ca mắc COVID-19 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đưa 224 công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt từ Pháp về nước

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm

    Các cán bộ bị khởi tố trong vụ án nâng khống giá trị gói thầu mua sắm máy xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội đã tự nguyện khắc phục hậu quả.

    Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Công an cho biết thông tin trên tại họp báo chiều 5/5.

    Theo ông Quang, kết quả điều tra bước đầu cho thấy, 7 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội và một số đơn vị liên quan đã "cấu kết, thông đồng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động".

    "Hiện các bị can đã khai nhận hành vi phạm tội và tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại tiền", ông Quang nói.

    Qua nắm tình hình, nhận thấy nhiều địa phương trên cả nước cũng mua sắm thiết bị, vật tư y tế, máy xét nghiệm... để phòng chống Covid-19, nên Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành khẩn trương rà soát, thẩm định và thanh tra các gói thầu liên quan.

    "Khi thanh tra Bộ Y tế và các địa phương xác định có dấu hiệu vi phạm, cơ quan công an sẽ tiếp nhận và xử lý theo quy định", ông Quang cho hay.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5: Cán bộ CDC Hà Nội tự nguyện nộp lại tiền mua máy xét nghiệm Covid-19; TP HCM có 10 ca tái dương tính - Ảnh 1.

    Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Viết Tuân

    Trước đó ngày 22/4, Bộ Công an đã khởi tố ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội) và 6 người với cáo buộc gian lận mua sắm hệ thống Realtime PCR. Nhà chức trách cho biết, khi nhập về Việt Nam giá máy khoảng 2,3 tỷ đồng, tuy nhiên qua mua bán lòng vòng, đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, lên đến 7 tỷ đồng.

    Tại Quảng Nam, ngày 4/5, cơ quan chức năng đã công bố quyết định thanh tra đột xuất việc thực hiện gói thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR (giá 7,2 tỷ đồng).

    Realtime PCR được giới thiệu là hệ thống mở cho phép chạy được nhiều loại hóa chất có thể xét nghiệm được nhiều loại bệnh truyền nhiễm, không riêng nCoV. Trên thị trường, phần lớn máy phải nhập từ Đức hoặc một số nước châu Âu với giá từ 2,5 tới 10 tỷ đồng, tùy công suất và cấu hình.

    Bài viết được dẫn nguồn từ Vnexpress.net. Bấm link để đọc bài viết gốc 

    Cán bộ CDC Hà Nội nộp lại tiền mua máy xét nghiệm - VnExpress vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM có 10 ca dương tính trở lại sau xuất viện, mới nhất là cậu bé 10 tuổi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đến hết ngày 5/5, đã 19 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng

    Theo bản tin lúc 18h00 ngày 5/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, đến nay đã tròn 19 ngày Việt Nam có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Việt Nam cũng đã chữa khỏi cho 232 bệnh nhân, chiếm 86% tổng số ca mắc

    Tổng số ca mắc:

    - Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 5/5, Việt Nam đã tròn 19 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

    - Tính đến 18h ngày 5/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

    - Tính từ 6h đến 18h ngày 5/5: 0 ca mắc mới.

    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5:  - Ảnh 1.
    Cập nhật dịch Covid-19 ngày 6/5:  - Ảnh 2.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 25.625, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 246

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.165

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 19.214

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại