BGM-71 TOW của Mỹ có thể diệt gọn xe tăng T-14 Armata?

Minh Tú |

BGM-71 TOW là vũ khí chống tăng được sử dụng rộng rãi nhất của Mỹ, loại tên lửa này đã liên tục trải qua nâng cấp và được nhiều nước sử dụng cho tới năm 2020.

Tạp chí của Mỹ National Interest đã đưa ra mô hình các cuộc tấn công giả định lên xe tăng mới T-14 “Armata” bằng hệ thống tên lửa chống tăng hạng nặng BGM-71 TOW.

 BGM-71 TOW của Mỹ có thể diệt gọn xe tăng T-14 Armata?  - Ảnh 1.

Xe tăng T-14 của Nga

Hai phiên bản hiện đại của hệ thống tên lửa chống tăng của Mỹ là TOW-2A và TOW-2B đã được phát triển vào những năm 1980. TOW-2A sử dụng tên lửa với loại hai đầu đạn - đầu đạn chính và đầu đạn phụ trợ.

Khi tên lửa trúng vào mục tiêu, đầu tiên sẽ kích hoạt đầu đạn phụ trợ, tạo ra một phản lực tích lũy và sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ động lực học của xe tăng, tiếp đó viên đạn đi sau phụ trách chính việc vượt qua lớp bảo vệ và xuyên thủng vỏ thép của xe tăng.

TOW-2A có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 3.750 m, tốc độ tên lửa vào khoảng 180 m/s. Đồng thời, tên lửa TOW-2B tấn công xe từ phía trên, nơi mà vỏ giáp mỏng nhất. Phần chiến đấu của TOW-2B “va chạm hạt nhân” bao gồm hai đầu đạn, tờ báo viết.

Trên TOW-2A được lắp đặt hệ thống dẫn đường cùng với việc truyền tải các lệnh thông qua dây dẫn. Điều này làm cho tổ hợp tên lửa chống tăng (ATGM) tương đối bền vững trước các phương tiện chiến tranh điện tử khác nhau, tuy nhiên người điều khiển cần phải giám sát liên tục cho đến khi nó đến mục tiêu.

Ngoài ra, người điều khiển có thể ngăn chặn những điều tầm thường nhất như khói. TOW-2B có một hệ thống dẫn đường không dây, nhưng nó trở nên dễ bị tổn thương hơn khi bị gây nhiễu, bài báo cho biết.

Đối với các xe tăng “Armata”, nó được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động mới nhất “Afganita” và còn có thể tấn công tiêu diệt toàn bộ mục tiêu.

Radar quang-vô tuyến “Afganita” bao gồm bốn anten kiểu mạng pha chủ động có khả năng biết trước khi đầu đạn tới gần. Hệ thống gây nhiễu đánh lạc hướng quỹ đạo của tên lửa nhờ phong tỏa laser và radar cùng sự giúp đỡ của màn khói che mờ.

Ngoài ra “Armata” được cài đặt hệ thống bảo vệ động lực học “Malachit” với tổ hợp module “Relikt” được cho là có khả năng dễ dàng loại bỏ loại tên lửa với hai đầu đạn. 

Nếu các tên lửa này đến được tới vỏ thép của T-14, khả năng cao TOW-2A sẽ không làm tổn hại tới xe tăng nhưng TOW-2B có thể làm hỏng nặng, National Interest cho biết.

Tính tất cả các đặc điểm bảo vệ đa năng của xe tăng Nga, khả năng các tên lửa ATGM của Mỹ tới được “Armata” là rất ít.

Ưu điểm TOW-2A là một hệ thống dẫn đường, để bảo vệ xe tăng có hiệu quả phải cần đến hệ thống radar trên xe tăng và kíp lái, họ sẽ nhanh chóng đưa xe tăng thoát khỏi hỏa lực và di chuyển đến một vị trí khác.

Như vậy, các đầu đạn tên lửa của Mỹ chưa chắc đối phó được “Armata” và chưa chắc có khả năng xuyên thủng vỏ giáp của xe tăng. Đối với TOW-2B, nó có khả có khả năng cao hơn để xuyên thủng lớp vỏ của “Armata” bằng cách tấn công từ phía trên xuống, tuy nhiên điều này rất khó, tờ báo cho biết thêm.

Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và nếu đầu đạn tên lửa rơi trúng tháp pháo của T-14 và làm mất đi khả năng tấn công của xe tăng thì lớp bảo vệ đặc biệt vẫn giúp ê kíp có thể tránh được thương tổn, tờ báo kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại