Bán vung vãi khắp thế giới, vì sao tới giờ chiếc cường kích Nga này vẫn chưa 'nhập cuộc' ở Ukraine?

Hoài Giang |

Nếu theo dõi chặt chẽ các tin tức công nghệ quốc phòng những năm gần đây, hẳn độc giả sẽ không thể không để mắt tới chiếc phản lực cơ này.

Chiếc cường kích Nga được bán 'vung vãi' khắp thế giới?

Máy bay phản lực/phản lực cơ Yak-130 được Cục thiết kế Yakovlev của Nga thiết kế để thay thế máy bay huấn luyện L-39.

Công việc sản xuất Yak-130 được người Nga bắt đầu sau khi Liên Xô sụp đổ. Chiếc máy bay này rất phù hợp cho huấn luyện chuyển loại do có khả năng thực hiện các động tác cơ động điển hình của các tiêm kích thế hệ thứ 4 và thứ 5.

Yak-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996 và vào năm 2009, quá trình thử nghiệm bay đã được hoàn thành. Hiện có 8 quốc gia đang vận hành hàng trăm chiếc Yak-130 trong đó ngoài Nga có 5 quốc gia Châu Á, 1 Châu Phi và 1 Châu Âu.

Trong đó Không quân Vũ trụ Nga (VKS) là bên trang bị nhiều Yak-130 nhất với hơn 112 chiếc đang phục vụ.

Câu hỏi ở đây là đã 2 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tại sao chiếc phản lực cơ không chỉ được sử dụng cho công tác huấn luyện mà còn có thể đóng vai trò cường kích hạng nhẹ lại chưa xuất hiện ở tuyến đầu - ngay cả chỉ để thử nghiệm?

Yak-130 có vận tốc cực đại 1.060 km/h và bán kính chiến đấu lên tới 555 km. Nó cũng có thể mang các loại rocket không điều khiển S-8, S-13 và S-25OFM, có thể ném các loại bom (bao gồm bom thông minh) nặng tới 500 kg và khai hỏa tên lửa không đối không như R-73.

Bán vung vãi khắp thế giới, vì sao tới giờ chiếc cường kích Nga này vẫn chưa 'nhập cuộc' ở Ukraine?- Ảnh 1.

Hình minh họa.

Câu trả lời đã được đưa ra từ lâu?

Vào tháng 7/2023, trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Nga RIA Novosti, CEO (Tổng giám đốc) của Yakovlev Andrei Boginsky lưu ý rằng Yak-130 "sẽ cần phải hiện đại hóa để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt":

"Ở giai đoạn này, chúng tôi đang phát triển một phiên bản hiện đại hóa là Yak-130M, phiên bản này sẽ được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và đào tạo phi công chất lượng cao".

Vậy tại sao không phải là Yak-130 hiện tại mà phải là bản nâng cấp Yak-130M mới thực sự được dùng trong "các nhiệm vụ đặc biệt"? Không phải loại máy bay huấn luyện này được người Nga quảng cáo rằng có khả năng trở thành cường kích hạng nhẹ hay sao?

Câu trả lời có thể nằm trong một bài viết của chuyên gia Nga Serge Moroz được Dzen.ru đăng tải từ... tháng 1/2022, tức là 1 tháng trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Dưới đây là lược dịch những phần đáng lưu ý:

"Máy bay huấn luyện không chỉ được điều khiển bởi những phi công giàu kinh nghiệm mà còn là các học viên - những phi công tương lai nhưng những người hướng dẫn vẫn phải theo dõi họ sát sao.

Do đó có các yêu cầu đặc biệt được đặt ra đối với cabin (buồng lái) của nó và vì mục đích này có thể hy sinh thứ gì đó - ví dụ như kích thước của phần giữa máy bay hóa ra lại lớn bất thường so với phần còn lại.

Bán vung vãi khắp thế giới, vì sao tới giờ chiếc cường kích Nga này vẫn chưa 'nhập cuộc' ở Ukraine?- Ảnh 2.

Hình minh họa.


Một đặc điểm khác trong máy bay huấn luyện là cường độ hoạt động cao và tỷ lệ hạ cánh trong tình trạng quá tải đáng kể.

Nói một cách đơn giản, chúng sẽ bị "vắt kiệt sức" trong việc huấn luyện - ví dụ như phần khung thân và càng đáp được thiết kế để đáp ứng được các cuộc hạ cánh cực kỳ thô bạo.

Yak-130 có 8 mấu cứng có thể treo được không chỉ bình nhiên liệu bổ sung mà còn là 3 tấn vũ khí - đây là những quả bom không điều khiển, rocket không điều khiển, tên lửa không đối không có điều khiển, cũng như các thiết bị tác chiến điện tử.

Tuy nhiên nhược điểm chung của những cường kích hạng nhẹ như vậy là thiếu pháo đủ mạnh và thiết bị ngắm bắn hiện đại.

Có thông tin cho rằng một số chiếc Yak-130 có khả năng treo 2 module SNPU-130 với pháo tự động nòng đôi GSh-23L (bắn đạn 23x115 mm), nhưng tôi (Serge Moroz) không thể nói chắc chắn về sự phổ biến của tổ hợp này.

Hiện đã có nguyên mẫu Yak-131 với module chứa pháo và thiết bị ngắm bắn quang điện treo ở bụng, tuy nhiên nó vẫn cần nhiều hơn đó chính là radar..."

Bán vung vãi khắp thế giới, vì sao tới giờ chiếc cường kích Nga này vẫn chưa 'nhập cuộc' ở Ukraine?- Ảnh 3.

Hình minh họa.

Từ những gì được ông Serge Moroz nêu ra, có thể thấy công việc của Yakovlev để cho ra đời Yak-130M, thứ có thể dùng được trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt rõ ràng là rất lớn.

Đó không chỉ là việc bổ sung vũ khí, khả năng ngắm bắn, radar thông qua các module treo mà còn là việc tăng cường lớp giáp để biến nó trở thành cường kích thực sự. 

Nhưng bổ sung thứ gì đó cũng đồng nghĩa với việc "phải hi sinh thứ gì đó" - theo lời ông Moroz - những module này sẽ chiếm chỗ cho thứ cần thiết nhất trong hoạt động quân sự và đó là vũ khí.

Và cũng cần lưu ý rằng VKS hiện vẫn còn trong trang bị lượng lớn (gần 200 chiếc) Sukhoi Su-24 (các biến thể Su-24M2 và Su-24MR) và những cường kích được trang bị radar, hệ thống ngắm bắn hiện đại này có thể đưa 8 tấn bom đạn tới mục tiêu.

Mặc dù vậy, kế hoạch việc nghiên cứu và sản xuất ra Yak-130M của Yakovlev vẫn là việc nên làm trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa và thời điểm những chiếc Su-24 phải "nằm đất" sẽ ngắn lại.

Bán vung vãi khắp thế giới, vì sao tới giờ chiếc cường kích Nga này vẫn chưa 'nhập cuộc' ở Ukraine?- Ảnh 4.

Sukhoi Su-24 có thể mang tới 8 tấn vũ khí, vượt rất nhiều so với Yakovlev Yak-130.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại