Bạn có biết "cục bông trắng muốt" này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C

Nguyễn Hằng |

Cuộn tròn thân mình khi ngủ là cách loài động vật này giữ ấm dù trời lạnh đến -70 độ C.

Sinh sống tại Bắc Cực, những tháng mùa đông không khác gì một kỳ "Olympic Mùa đông" của các loài động vật nơi đây. Và để chiến thắng tự nhiên, có thể sinh tồn được, chúng đã phải nỗ lực không ngừng.

5 loài vật dưới đây có thể là ứng cử viên sáng giá cho tấm huy chương vàng về khả năng sinh tồn trong "Olympic Mùa đông đầy khắc nghiệt của thế giới động vật".


Cáo Bắc Cực
Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 2.

Cáo Bắc Cực có thể sống tốt trong điều kiện lạnh giá. Ảnh: Flickr

Cáo Bắc Cực (tên khoa học là Vulpes lagopus) hay còn gọi là cáo trắng, cáo tuyết. Theo các nhà nghiên cứu, nhờ bộ lông dày, loài động vật ăn thịt có vóc dáng nhỏ bé này có thể sống tốt trong điều kiện thời tiết lạnh tới -50 độ C.

Thậm chí, nhờ sở hữu hệ thống trao đổi thân nhiệt đặc biệt, cáo Bắc Cực có thể không hề cảm thấy run rẩy vì lạnh khi nhiệt độ giảm xuống -70 độ C.

Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 3.

Chúng có khả năng trượt trên tuyết rất nhanh. Ảnh: Internet

Ngoài ra, cái đuôi dày của loài cáo này cũng giúp chúng luôn ấm áp khi cuộn tròn bao quanh cơ thể.

Không sử dụng ván trượt để di chuyển trên băng tuyết, nhưng lông trên chân có thể giúp loài cáo tuyết này trượt dễ dàng như một đôi giày trượt tuyết tự nhiên. Loài cáo này thực sự là một "vận động viên" trượt tuyết cừ khôi trong thế giới động vật.


Nhện Selenopidae: Loài vật không cánh mà biết bay
Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 5.

Nhện Selenopidae có khả năng điều hướng rất tốt trong không trung. Ảnh: Livescience

Đây là loài nhện có khả năng điều hướng tốt và lướt đi giữa không trung. Nhện Selenopidae có thể quay nhanh hơn cả một vận động viên trượt băng nghệ thuật.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Experimental Biology vào ngày 12/2, loài nhện này có thể quay vòng quanh thân nó trong 1/8 giây.

Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 6.

Loài nhện này có khả năng bay và điều hướng rất tốt khi rơi từ trên cao. Ảnh: NatGeo

Ngoài ra, hững con nhện Selenopidae có thể kéo phần chân còn lại về phía mình, cho phép chúng di chuyển và có tốc độ xoay mình nhanh hơn tới 40% và giúp ích rất nhiều khi săn mồi.


Thỏ Bắc Cực

Những loài vật kỳ dị, kỳ phùng địch thủ trong Olympic mùa đông - Ảnh 8.

Thỏ rừng Bắc Cực có đôi chân dài, mạnh mẽ, cho phép di chuyển rất linh hoạt trên tuyết trắng. Ảnh: Livescience

Thỏ rừng Bắc Cực (Lepus arcticus) là một loài động vật có vú, với hình dáng lớn hơn so với các loài thỏ thông thường. Sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và lạnh giá của vùng Bắc Cực, khiến chúng sở hữu những đặc trưng và dáng vẻ kỳ lạ để thích ứng với cuộc sống sinh tồn nơi thiên nhiên hoang dã.

Khác với thỏ bình thường, chúng có tai khá ngắn nhưng lại sở hữu đôi chân rất dài, mạnh mẽ và rất linh hoạt.

Theo National Geographic, thỏ rừng Bắc Cực có thể chạy nhày trên tuyết với tốc độ cao tới 64 km/h.

Loài vật này chắc chắn là một vận động viên trượt tuyết đáng nể trong tự nhiên.


Cú tuyết
Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 10.

Cú Tuyết có tốc độ bay liệng và thính giác tuyệt vời. Ảnh: Internet

Cú Tuyết (Bubo scandiacus) không trượt tuyết nhưng chúng có khả năng bay tốc độ, sở hữu thính giác và thị lực tuyệt vời để săn mồi với độ chính xác đáng kinh ngạc dù môi trường xung quanh đầy tuyết trắng.

Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 11.

Chúng thực sự là kẻ săn mồi đáng gờm ở vùng đất băng giá như Bắc Cực. Ảnh: Treehugger

Ngoài ra, cú tuyết còn có thể nhào lộn trên không tuyệt đẹp, không hề thua kém một vận động viên chuyên nghiệp.


Chim cánh cụt
Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 13.

Chim cánh cụt có khả năng trượt tuyết rất đáng nể. Ảnh: Livescience

Đừng vì ngoại hình mập mạp của chim cánh cụt mà nghĩ rằng loài vật này không thể tham gia Olympic dành cho động vật.

Trên thực tế, loài chim cánh cụt có khả năng trở thành những nghệ sĩ trượt băng điệu nghệ. Chúng sử dụng phần bụng và đôi chân và cánh để tạo thành lực đẩy giúp cơ thể lướt nhẹ nhàng và linh hoạt trên tuyết.

Bạn có biết cục bông trắng muốt này là con gì không? Nó có thể sống tốt dù trời -70 độ C - Ảnh 14.

Chim cánh cụt trượt tuyết. Ảnh: Imgur

Chim cánh cụt có thể lướt trên tuyết với một tốc độ đáng ngạc nhiên.

Bài viết tham khảo các nguồn: Livescience, Nationalgeographic

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại