B-52 Mỹ tung đòn sấm sét tấn công: Phòng không Iran sẽ gục ngã, kể cả S-300PMU-2!

Trung Phạm |

Do có khả năng mang theo tới 20 quả tên lửa hành trình AGM-86 nên chỉ cần một phi đội B-52 Không quân Mỹ cũng đủ sức trấn áp phần lớn các hệ thống phòng không Iran.

"Pháo đài bay" B-52 Mỹ tấp nập áp sát Iran

Để hỗ trợ cho nhóm tác chiến tàu sân bay triển khai ở Vịnh Péc-xích, Không quân Mỹ đã quyết định điều động tới đây 4 "pháo đài bay" B-52H cùng với tuyên bố là để phòng ngừa các mối đe dọa tiềm ẩn từ Iran.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố, các hoạt động triển khai trên là lời đáp trả trước một loạt những dấu hiệu và cảnh báo liên quan tới khả năng tấn công từ Iran:

"Washington muốn phát đi một thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn với chính quyền Iran rằng, bất kỳ hành động tấn công nào nhằm vào các lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh đều sẽ bị đáp trả không khoan nhượng bằng vũ lực".

Về phía Iran, các lực lượng vũ trang của nước này từ nhiều năm nay đã liên tục huấn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng đánh trả các tàu sân bay Mỹ cùng những phương tiện tháp tùng chúng bằng cách triển khai một loạt hệ thống vũ khí hùng hậu, từ tên lửa hành trình/đạn đạo chống hạm cho tới tàu ngầm, máy bay tấn công.

Thế nhưng, việc Mỹ triển khai các máy bay ném bom B-52H áp sát Iran lại là một câu chuyện khác bởi chúng là đối thủ mà rất ít vũ khí hiện nay của Iran có khả năng đánh trả, thậm chí nhiều mục tiêu ở Iran có nguy cơ bị hứng đòn hủy diệt nếu Không quân Mỹ sử dụng B-52 phóng đi các tên lửa tấn công chính xác, gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

B-52 Mỹ tung đòn sấm sét tấn công: Phòng không Iran sẽ gục ngã, kể cả S-300PMU-2! - Ảnh 1.

B-52H bay cùng 2 chiếc F-15 Nhật Bản. Ảnh: Sputnik

B-52 tấn công, phòng không Iran sẽ gục ngã?

Không quân Mỹ hiện nay đang triển khai 5 phi đội máy bay ném bom B-52H, trong tổng số 11 phi đội máy bay ném bom tất cả. Dù tuổi đời đã cao nhưng B-52 vẫn được Không quân Mỹ tin dùng nhờ chi phí bảo trì thấp cũng như khả năng tương thích của nó với rất nhiều dòng tên lửa tiên tiến tấn công từ ngoài ô phòng không của đối phương.

Thời gian gần đây, do được bổ sung thêm các giá treo bên ngoài nên tải trọng vũ khí mà B-52 mang theo đã tăng từ 4.000kg lên tới 18.000kg. Yếu tố lợi thế này cùng với khả năng triển khai "Mẹ của các loại bom" (MOAB) từng được sử dụng ở Afghanistan - nước láng giềng với Iran năm 2017, khiến B-52 càng trở thành dòng máy bay ném bom đáng gờm.

Đặc biệt, do có khả năng mang theo tới 20 quả tên lửa hành trình AGM-86 nên chỉ cần một phi đội B-52 Không quân Mỹ cũng đủ sức trấn áp phần lớn các hệ thống phòng không Iran.

AGM-86 trang bị các khả năng trốn tránh radar tiên tiến khiến chúng rất khó bị đánh chặn và có thể sử dụng cả các đầu đạn thương thường, xuyên sâu hay phá mảnh với tầm tấn công trên 2.500 km.

Trong khi đó, hệ thống phòng không tân tiến nhất của Iran cho đến nay vẫn chỉ là S-300PMU-2, có niên đại từ giữ những năm 1990. Dù uy lực nhưng tốc độ bắn của S-300PMU-2 chưa bằng một nửa so với S-400 và thiếu tính năng cơ động của S-300VM khiến nó rất dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công của B-52H.

B-52 Mỹ tung đòn sấm sét tấn công: Phòng không Iran sẽ gục ngã, kể cả S-300PMU-2! - Ảnh 2.

Tên lửa phòng không S-300 khai hỏa. Ảnh: RT

Có thể S-300PMU-2 đủ sức đánh chặn được AGM-86 nhưng chỉ cần một số lượng nhỏ tên lửa dạng này cũng có thể chọc thủng mạng lưới phòng không Iran để phá hủy các bệ phóng, trung tâm chỉ huy và điều hiện, các trạm radar và mở đường cho các đợt tấn công tiếp theo.

Một hệ thống S-300PMU-2 với 72 tên lửa chỉ có thể tấn công được cùng lúc 36 mục tiêu, nghĩa là với tỉ lệ đánh chặn thành công có đạt tới gần 100% thì cũng chỉ cần 2 chiếc B-52H là đủ để vượt qua tổ hợp phòng thủ này.

Chưa hết, việc Iran thiếu các hệ thống phòng không tầm ngắn bổ trợ như BuK-M3 hay HQ-16 khiến mối đe dọa từ B-52 càng trở nên nguy hiểm hơn.

B-52H có nguy cơ bị tổn thương cao nến bay trực tiếp qua không phận Iran để phóng tên lửa MOAB hoặc một số loại bom hạng nặng khác nhưng khi nó mang theo AGM-86 thì các hệ thống phòng không Iran rất khó mà đánh chặn.

Mối đe dọa lớn nhất đối với B-52 đến từ tên lửa đất đối không siêu thanh 48N6E3 với tần bắn 250 km trang bị cho S-300PMU-2 và tên lửa không đối không Fakour-90 của các máy bay tiêm kích F-14 Tomcat có tầm tấn công ước tính từ khoảng 220 km đến 300 km.

Tầm giao chiến xa kết hợp với tốc độ cơ động cao giúp F-14 trở thành mối đe dọa đáng kể duy nhất đối với B-52H nhờ có khả năng đeo bám và khai hỏa từ ngoài không phận Iran.

Không quân Mỹ hiện đã rút các máy bay chiếm ưu thế trên không F-22 khỏi Trung Đông nhưng những chiến đấu cơ khác của họ như F-15C Eagle triển khai ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và F-18E Super Hornet xuất kích từ tàu sân bay vẫn có thể ngăn chặn F-14 Iran tấn công B-52H miễn là nó phải hoạt động trong tầm tấn công của tên lửa AGM-86.

Lầu Năm Góc công bố video mới ghi lại cảnh B-52 cất cánh tới Căn cứ Không quân Al Udeid ở Qatar

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại