3 giải pháp điển hình Trung Quốc áp dụng để đối phó với tình trạng tắc đường

Vũ Uyên |

Nhiều biện pháp mạnh tay đã được đưa ra nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tắc đường tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải chính sách nào cũng thành công như mong đợi.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, số lượng xe hơi lưu thông trên đường phố tại các quốc gia đang phát triển cũng có xu hướng tăng lên theo. Dĩ nhiên, Việt Nam và Trung Quốc đều không phải ngoại lệ.

Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm kể từ 2008 tới 2010, số lượng xe hơi cá nhân tại Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, từ 38 xe/ 1.000 người dân lên tới 58 xe/ 1.000 người dân.

Con số này còn cao hơn tại các đô thị lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh. Dự đoán vào năm 2030, nếu không có các giải pháp quyết liệt thì số lượng xe hơi tại Trung Quốc rất có thể vượt mức 269 phương tiện trên 1.000 người dân.

Tình trạng ùn tắc khủng khiếp tại Trung Quốc.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, sự phát triển của loại hình di chuyển cá nhân này đã gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống cũng như nền kinh tế tại Trung Quốc.

Điển hình là tình trạng tắc đường, ô nhiễm tại các đô thị lớn mà rõ ràng nhất là "đặc sản" khói mù đang ngày càng phổ biến tại quốc gia đông dân bậc nhất châu Á.

Bởi vậy, chính phủ trung ương Trung Quốc buộc phải đề xuất nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng xe hơi tại các đô thị, tuy nhiên những giải pháp này không phải lúc nào cũng thành công.

Đấu giá biển số xe

Học tập Singapore, thành phố Thượng Hải đã áp dụng phương pháp đấu giá biển số xe từ năm 1994 và tiếp tục duy trì cho tới tận ngày nay.

Theo đó, mỗi tháng họ chỉ cung cấp một lượng biển số xe nhất định và người dân phải tiến hành đấu giá để có thể giành quyền sở hữu những tấm biển số này.

Điều đó có nghĩa, nếu không đấu giá thành công hay nói cụ thể hơn là không mua được biển số, người dân dù có sở hữu ô tô cũng không thể mang xe ra đường đi lại.

Nhờ có tầm nhìn chiến lược, chính quyền thành phố đã áp dụng chính sách trên kể từ năm 1994 - trước khi quá trình "xe hơi hóa" diễn ra. Nhờ vậy, họ cũng khá thành công trong việc kiểm soát số lượng xe hơi, làm giảm áp lực giao thông và tình trạng ô nhiễm không khí tại Thượng Hải.

Số tiền thu được từ việc đấu giá còn giúp khu vực sầm uất này có được nguồn tài chính ổn định để phát triển giao thông công cộng và cơ sở hạ tầng.

"Mặc dù chính sách ấy cũng góp phần làm giảm lượng xe hơi lưu thông tại Thượng Hải nhưng không vì thế mà chúng ngừng gia tăng trong các năm kế tiếp. Điều đó đã tạo thành gành nặng không hề nhỏ cho cơ sở hạ tầng của thành phố", nhiều người dân cùng chung nhận định.

3 giải pháp điển hình Trung Quốc áp dụng để đối phó với tình trạng tắc đường - Ảnh 2.

Chính sách đấu giá biển số xe hơi ở Trung Quốc vẫn tiếp tực tồn tại cho tới tận ngày nay - (Ảnh minh họa).

Ngược lại, thủ đô Bắc Kinh mới bắt đầu áp dụng phương pháp đấu giá biển nói trên kể từ năm 2004 - khi số lượng xe hơi lưu thông trong thành phố nhảy vọt lên con số hơn 5 triệu đầu xe.

Tuy nhiên khác một chút so với Thượng Hải, thủ đô của Trung Quốc chọn cách thức tiếp cận mang tính "công bằng" hơn khi tiến hành bốc thăm để chọn người may mắn chứ không đấu giá trực tiếp dựa vào túi tiền của những người tham gia.

Dẫu phương pháp trên đã đem lại những hiệu quả nhất định nhưng cũng vô tình tạo nên một thị trường chợ đen chuyên mua bán biển số do giới cò mồi "cầm trịch".

Điều này khiến thành phố lại mất đi một khoản tiền đáng kể để sử dụng vào việc tái đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng tại địa phương.

Yêu cầu sở hữu chỗ đỗ xe cố định

Trước năm 2011, chính quyền thủ đô Bắc Kinh cũng đã từng học tập Nhật Bản và đưa ra quy định người dân cần phải có giấy chứng nhận sở hữu một vị trí đỗ xe cố định trước khi có thể đăng ký xin cấp biển số xe hơi.

Mặc dù chính sách này được áp dụng khá thành công tại Nhật Bản nhưng khi về tới Bắc Kinh vào năm 1998 nhưng lại sớm "chết yểu" sau 6 năm áp dụng. Được biết, nguyên nhân chủ yếu chính là do vấn đề tham nhũng và quản lý kém hiệu quả.

3 giải pháp điển hình Trung Quốc áp dụng để đối phó với tình trạng tắc đường - Ảnh 3.

Sau 6 năm áp dụng, chính sách sở hữu chỗ đỗ xe cố định đã sớm bị "phá sản" tại thủ đô Bắc Kinh - (Ảnh minh họa).

Để chính sách này hoạt động có hiệu quả, Nhật Bản đã tiến hành quản lý chặt chẽ việc đỗ xe tại chỗ, trên lòng đường và vỉa hè. Ngoài ra, họ còn đặc biệt nghiêm cấm việc đỗ xe qua đêm tại các khu vực không được thiết kế để đỗ xe.

Mặc dù có thể làm giả giấy tờ để đăng ký biển số nhưng người dân Nhật Bản vẫn phải "bó tay" nếu không thể thực sự tìm được chỗ đỗ xe qua đêm.

Tuy nhiên, công tác kiểm soát việc đỗ xe tại chỗ – đặc biệt là đỗ xe qua đêm lại không mấy hiệu quả tại Bắc Kinh. Việc này còn tại điều kiện cho thị trường giấy chứng nhận giả hoành hành liên tục khiến chính quyền thành phố phải đau đầu để tìm hướng giải quyết.

Nhiều người dân bức xúc cho biết: "Tại cấp địa phương, lực lượng hành pháp cũng hoạt động thiếu hiệu quả và có biểu hiện biến chất khiến chính sách bị đẩy vào lối mòn của sự phá sản".

Hạn chế đối với biển số xe ngoại tỉnh

Để đối phó với chính sách đấu giá biển số xe như đề cập ở trên, nhiều người dân Trung Quốc đã tìm tới biện pháp thay thế là đăng ký biển số xe tại những khu vực lân cận rồi mang xe về thành phố để sử dụng.

Vì vậy, đất nước đông dân nhất thế giới đã đưa ra nhiều giải pháp tương ứng, từ việc cấm xe hơi biển ngoại tỉnh đi vào khu vực trung tâm của chính quyền thủ đô Bắc Kinh cho tới việc hạn chế quyền lợi khi các xe hơi biển ngoại tỉnh tham gia lưu thông trên đường của chính quyền thành phố Thượng Hải.

Nhưng ngay lập tức, người dân liền nghĩ ra đủ mọi cách để ứng phó tạm thời, từ việc mua lại những chiếc xe hơi cũ mang biển số thành phố cho tới việc dùng biển số giả để qua mắt cơ quan chức năng – đặc biệt là các loại biển số ưu tiên vì rất ít khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Dẫu chính quyền đã bước nào thành công trong việc hạn chế số lượng xe hơi mới, tuy nhiên lại vô tình "khuyến khích" người dân tiếp tục sử dụng xe hơi cũ với công nghệ lạc hậu. Từ đó làm gia tăng tỷ lệ ô nhiễm môi trường so với những mẫu xe đời mới.

3 giải pháp điển hình Trung Quốc áp dụng để đối phó với tình trạng tắc đường - Ảnh 4.

Việc cấm các loại xe mang biển số ngoại tỉnh được lưu thông trong khu vực nội đô đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khiến dư luận bức xúc - (Ảnh minh họa).

Chính quyền các thành phố từng đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhằm hạn chế tối đa lượng xe hơi lưu thông, ví dụ như chính sách "biển số chẵn – lẻ" hay nâng cao các loại thuế – phí khi mua, đăng ký và lưu thông xe hơi...

Nhưng không có ngoại lệ, những chính sách đó chỉ đem tới lợi ích trong thời gian ngắn hạn trước khi bị người dân tìm ra phương pháp để "lách luật". Thậm chí, kế sách trêm còn tạo ra nhiều thị trường chợ đen, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của chính quyền Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, quốc gia đông dân này đã bắt đầu áp dụng những biện pháp "mềm mỏng" hơn, từ sử dụng hệ thống Quản lý nhu cầu giao thông (Traffic Demand Management - TDM) cho tới phát triển mạng lưới giao thông công cộng thân thiện với người dân, từ đó dần dần chuyển biến ý thức của họ về vấn đề sở hữu và sử dụng các loại phương tiện giao thông cá nhân.

"Nhiều người không thể nhớ nổi các chính sách hạn chế tắc đường ra đời vào năm bao nhiêu hay kết thúc vào thời điểm nào. Chính quyền đã thay đổi chính sách cấm vận xe liên tục khiến chúng tôi vô cùng hoang mang để tìm hướng thích ứng.

Trên thực tế, việc hạn chế đối với biển số xe ngoại tỉnh cũng chẳng giải quyết được vấn đề một cách đáng kể. Bởi như các bạn thấy, dịch vụ cho thuê xe giá rẻ đã mọc lên như nấm ngay sau khi chính sách trên được ban hành đó thôi", một người dân cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại