Cung A Phòng, nỗi hận ngàn đời của Tần Thủy Hoàng

Trọng Đạt |

Những giai thoại về chuyện phòng the của Tần Thủy Hoàng tại cung A Phòng mãi mãi hấp dẫn.

Sử sách ghi cung A Phòng, hay còn gọi là cung A Bàng là một cung điện do Tần Thủy Hoàng xây làm nơi nghỉ mát mùa hè, thuộc địa phần thành Tây An, bên bờ sông Vi, cách trung tâm thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) ngày nay khoảng 13km về phía Tây.

Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 212 trước Công Nguyên. Song cho tới ngày nay, dấu vết duy nhất còn sót lại của công trình này chỉ là vết tích của sảnh trước cung điện.

Bức tranh A Phòng cung đồ - Bức họa cung A Phòng của họa sĩ Viên Diệu, đời Thanh.
Bức tranh "A Phòng cung đồ" - Bức họa cung A Phòng của họa sĩ Viên Diệu, đời Thanh.

Cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên mô tả, riêng phần đã hoàn thành của cung A Phòng đã rộng lớn tới mức "chiều từ Đông sang Tây của phần điện phía trước dài 500 bộ (hơn 800 mét), chiều Nam sang Bắc dài 50 trượng (hơn 150 mét), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng".

Theo đó, ngay từ khi khởi công vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 35, cung A Phòng đã là một công trình gây tranh cãi, làm hao tiền, tốn của, kiệt quệ sức dân và mang tới cho vị hoàng đế không ít lửa hận thù từ muôn dân trăm họ.

Di chỉ cung A Phòng ở thị trấn Tam Kiều, Tây An với diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông.
Di chỉ cung A Phòng ở thị trấn Tam Kiều, Tây An với diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông.

Cung A Phòng đi vào sách sử, bởi nó được ghi nhận là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà quân Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu.

Người ta truyền tai nhau, vàng bạc trong cung điện chất như núi, còn mỹ nữ có cả vạn người. Chuyện phòng the theo kiểu đế vương, tính ngông và đam mê ái tình, vàng bạc đã biến cung điện này trở thành điểm đến thường xuyên của Thủy Hoàng.

Vậy tại sao nơi này lại trở thành nỗi hận ngàn đời của Tần Vương?

"Anh hùng khó qua ải mỹ nhân", đó có lẽ là câu châm ngôn đúng với mọi kiếp đời, kiếp người, và Tần Thủy Hoàng không phải ngoại lệ. Theo sách sử ghi chép lại, câu chuyện tình lãng mạn giữa Tần vương với người con người của một thầy thuốc nước Triệu mang tên A Phòng là nguyên do cơ bản hối thúc Tần vương xây dựng cung điện này.

Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Chân dung hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính - tên của Tần Thủy Hoàng - còn ở Hàm Đan, kinh đô nước Triệu. Khi Tần vương trở về Hàm Dương, kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Ham Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh.

Hai người gặp nhau ở đây và dưới danh nghĩa anh thợ mộc, Doanh Chính ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và được cô nhận lời.

Tưởng như cái kết viên mãn sẽ đến thì câu chuyện tình yêu này đến tai Thái hậu Trịnh Cơ, người muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác để liên bang chính trị. Chính bà và người tình - tướng quốc Lã Bất Vi đã nhiều lần âm mưu giết A Phòng.

Tạo hình A Phòng và Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh.
Tạo hình A Phòng và Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh.

Trong bối cảnh rối ren chốn nội cung nước Tần, các nước Triệu, Sở, Ngụy, Vệ,… tìm đủ mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính.

Chuyện kể có công chúa nước Triệu mang tên Trường Lạc có dung mạo giống hết A Phòng nên đã đóng giả A Phòng rồi được đưa vào cung nhằm ám sát Tần Doanh Chính.

Trùng hợp thay, đám cận về của Đồng Thái thú - thân cận của Thái hậu - tưởng nhầm cô là A Phòng nên đã ra tay giết hại.

Tần Doanh Chính tưởng Trường Lạc là A Phòng nên vô cùng đau đớn, ông đem thi hài công chúa này vào một quan tài bằng pha lê rồi chờ người mang thuốc đến cứu chữa.

Trong khi đó, A Phòng thật sự lại bị các nước chư hầu khống chế, cho uống thuốc mất trí nhớ và lợi dụng cô để ám sát Tần Doanh Chính thêm lần nữa.

Mọi chuyện chỉ dừng lại khi Hoa Dương Thái hậu - bà của Tần Doanh Chính - hát lại bài hát mà họ từng hát với nhau khi xưa. A Phòng tỉnh cơn mê và đôi uyên ương đã nhận ra nhau.

Bức họa Lửa thiêu cung A Phòng.
Bức họa "Lửa thiêu cung A Phòng".

Khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì không khuyên ngăn được nên quyết định tự vẫn.

Tần Thủy Hoàng lúc này vô cùng đau khổ, ông quyết thống nhất cho bằng được Trung Hoa, lên ngôi Hoàng đế rồi xây dựng cung điện mang tên A Phòng để tưởng nhớ người tình năm xưa.

Chính sử lẫn dã sử đều cho rằng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ chính là người đã ra lệnh thiêu đốt trụi cung A Phòng, vài năm sau khi cung này hoàn thành. Cung A Phòng bị thiêu đốt "lửa cháy ba tháng không tắt".

Cái chết của người mình yêu, những trò vui tiêu khiển kinh động đất trời song không thể làm nguôi ngoai tình cũ đã biến đây trở thành một niềm uất hận không thể nào nguôi của Tần Thuỷ Hoàng, cho đến khi vị vua tàn bạo bậc nhất lịch sử Trung Hoa này qua đời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại