Loại vũ khí này của Nga đã hoành hành suốt 2 năm qua mà Ukraine vẫn "bó tay": Có cách nào ngăn lại không?

Mạnh Kiên |

Những người lính Ukraine cho biết loại bom này của Nga là "một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất".

Mối ưu tiên hàng đầu của F-16

Có rất nhiều thứ mà máy bay chiến đấu F-16 cũ của châu Âu có thể làm để hỗ trợ nỗ lực chiến đấu của Ukraine. Nhưng có một thứ mà vũ khí này cần phải làm trước tiên: Đó là bắn hạ máy bay bom lượn của Nga.

Bằng chiến thuật dùng bom lượn được dẫn đường chính xác từ khoảng cách 40km hoặc xa hơn, oanh tạc cơ Sukhoi của Nga có thể tấn công quân đội Ukraine mà không gặp phải bất kỳ phản kháng nào dọc theo phần lớn mặt trận dài 1.000km trong cuộc xung đột kéo dài 22 tháng qua.

Theo quân nhân Ukraine Olexandr Solon'ko, bom lượn là "một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất" của quân đội Ukraine.

Các máy bay chiến đấu hiện tại của Ukraine bất lực trong việc ngăn chặn máy bay ném bom lượn. Nhưng theo Forbes, các máy bay chiến đấu tương lai của Ukraine - khởi đầu với F-16 - sẽ có khả năng phản công.

Loại vũ khí này của Nga đã hoành hành suốt 2 năm qua mà Ukraine vẫn "bó tay": Có cách nào ngăn lại không?- Ảnh 1.

Trong năm đầu tiên, máy bay chiến đấu của Nga bay cực thấp, ngay trên chiến tuyến, để thả bom và bắn tên lửa không dẫn đường.

Chiến thuật tấn công trở nên rủi ro và ngày càng nguy hiểm hơn khi lực lượng Ukraine mua thêm nhiều hệ thống phòng không do phương Tây sản xuất. Trong thời gian đầu, quân Ukraine bắn rơi khoảng 70 máy bay chiến đấu của Nga.

Đầu năm nay, lực lượng không quân Nga đã mượn "một trang chiến thuật" từ không quân Mỹ và bắt đầu trang bị cho máy bay ném bom những quả bom có cánh, dẫn đường bằng vệ tinh mà khi thả từ độ cao hàng nghìn km, có thể bay xa tới 40km và tấn công trong phạm vi vài trăm mét tính từ mục tiêu.

Lựa chọn tấn công bằng bom lượn UPAB-1500 và FAB-500 đã giúp máy bay Nga an toàn nằm ngoài tầm bắn của hầu hết các lực lượng phòng không trên mặt đất của Ukraine.

Đồng thời, những cuộc tấn công tầm xa này đã khiến các máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Ukraine - Sukhoi Su-27 và Mikoyan MiG-29 - gần như không thể đánh chặn các máy bay chiến đấu của Nga trước khi chúng thả bom.

Các khẩu đội tên lửa phòng không S-400 của Nga khiến các phi công Ukraine bị chôn chân ở sau tiền tuyến, nơi mà tên lửa không đối không R-27 của họ không thể tiếp cận các máy bay ném bom lượn Nga.

"Ukraine cần máy bay chiến đấu mới có thể khắc chế các máy bay chiến đấu của Nga một cách cân bằng hơn", các cây bút phân tích Justin Bronk, Nick Reynolds và Jack Watling nhận định trong bài viết cho Royal United Services Institute ở London.

Cũ người mới ta

Những máy bay chiến đấu mới đang đến. Mùa thu này, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy và Bỉ đã cam kết cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 Lockheed Martin dư thừa mà họ sẽ thay thế bằng những chiếc F-35 mới của Lockheed.

Nếu cả ba quốc gia tặng đi những chiếc F-16A/B Mid-Life Update không còn dùng đến, Ukraine có thể nhận được hơn 60 chiếc F-16.

Loại vũ khí này của Nga đã hoành hành suốt 2 năm qua mà Ukraine vẫn "bó tay": Có cách nào ngăn lại không?- Ảnh 2.

Các phi công Ukraine đã được huấn luyện trên máy bay F-16 tại các căn cứ ở Romania và Mỹ. Kiev dự kiến sẽ nhận được những chiếc F-16 đầu tiên trong vài tuần tới.

60 chiếc F-16 là quá đủ để thay đổi vị thế phòng không ở Ukraine và đẩy lùi các máy bay ném bom lượn của Nga. Chuẩn tướng không quân Ukraine Serhii Golubtsov cho biết hồi đầu năm nay: "Để lên kế hoạch cho một chiến dịch từ A đến Z, tôi nghĩ cần phải có ít nhất một phi đội, ít nhất 12 đến 16 máy bay".

Điều này phù hợp với những gì Bộ Quốc phòng Estonia kết luận: "Để đạt được năng lực phòng không phản công, Ukraine sẽ cần 20 máy bay cho hai phi đội, mỗi phi đội 8 chiếc, thực hiện hai phi vụ xuất kích mỗi ngày, cộng với bốn lực lượng dự bị và lực lượng thay thế tiêu hao".

F-16 có cảm biến, thiết bị tác chiến điện tử phòng thủ và vũ khí tốt hơn so với Su-27 hoặc MiG-29 mà Ukraine đang có. Khi một phi công Su-27 phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 100km và bắn một quả R-27R ở khoảng cách 70km, họ có thể không sống sót nổi trong cuộc giao tranh.

Sukhoi sẽ cần phải ở độ cao lớn để mở rộng tầm hoạt động của radar và tên lửa. Ở độ cao này sẽ là mục tiêu dễ dàng cho S-400, đặc biệt khi xét đến việc Su-27 của Ukraine không thường xuyên mang theo hệ thống gây nhiễu.

Ở độ cao lớn, F-16 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 130km và sử dụng tên lửa AIM-120C để bắn mục tiêu từ khoảng cách 90km. Trong khi đó, thiết bị gây nhiễu ALQ-131 hoặc ALQ-184 của F-16 sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại S-400.

Một phi đội F-16 bay ngay phía sau mặt trận sẽ có thể bắn hạ máy bay ném bom lượn của Nga trước khi Nga đến đủ gần để thả bom.

Tuy nhiên, người Nga đã thích nghi với tình hình. Sau khi lực lượng phòng không Ukraine - Patriot hoặc S-300 - bắn hạ máy bay ném bom Sukhoi Su-24 của Nga ở phía tây Biển Đen, cách Odesa 130km về phía nam vào đầu tháng này, người Nga được cho là đã bắt đầu phát triển một loại bom lượn tầm xa hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại